E-commerce - Thương mại điện tử hiện đang là thị trường chiếm thị phần lớn trong nền kinh tế Việt Nam với tốc độ tăng trưởng khá mạnh trong những năm trở lại đây đặc biệt là từ sau Đại dịch Covid-19. Những xu hướng thương mại điện tử nào được dự đoán sẽ lên ngôi trong năm 2023? Doanh nghiệp cần làm gì để dẫn đầu xu hướng, chiếm lĩnh thị trường ngành sản xuất tiêu dùng thương mại điện tử trong tương lai?.
Thương mại điện tử xu hướng mua sắm trực tuyến trên thế giới hiện nay
1. Tình hình thương mại điện tử trên thế giới hiện nay
Với dân số hơn 1,4 tỷ người trong đó có khoảng 824.5 triệu người mua hàng trực tuyến chiếm 38.5% tổng số người mua hàng online trên toàn cầu và 52,1% tổng doanh số thương mại điện tử so với các quốc gia trong thị trường. Trung Quốc hiện đang là quốc gia dẫn đầu thị trường thương mại điện tử trên thế giới. Đặc biệt, năm 2021, doanh số bán hàng thương mại điện tử của Trung Quốc đạt được hơn 2 nghìn tỷ đô la một con số rất đáng kinh ngạc.
Bên cạnh đó, Mỹ, Anh, Hàn Quốc lần lượt là những quốc gia có thị trường thương mại điện tử lớn thứ 2,3, và 4 trên toàn cầu. Trong đó, thị trường thương mại điện tử dự báo đến năm 2022 sẽ chiếm hơn ⅓ so với thị trường Trung Quốc với khoảng 875 tỷ, còn Anh sẽ chiếm khoảng 4.8%, Hàn Quốc là 2,5% thị phần ngành sản xuất tiêu dùng bán lẻ so với các nước khác trên thế giới.
Thương mại điện tử phát triển mạnh tại Việt Nam trong những năm gần đây
2. Tình hình thương mại điện tử tại Việt Nam
Theo báo cáo tổng kết, năm 2021, tình hình dịch bệnh diễn biến căng thẳng nhất dẫn đến tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam chỉ ở mức 2.58% đây là mức tăng thấp nhất trong vòng 30 năm trở lại đây.
Tuy nhiên, trong năm 2021 với nhiều khó khăn ngành E-commerce vẫn tăng trưởng một ổn định khi doanh thu bán lẻ đạt 13,7 tỷ USD chiếm 16%. Trong đó tỷ trọng ngành sản xuất tiêu dùng bán lẻ thương mại điện tử tăng 27% so với cùng kỳ năm 2020.
Đặc biệt theo kết quả điều tra nghiên cứu thị trường E-commerce khu vực Đông Nam Á của công ty nghiên cứu dữ liệu nổi tiếng Metric.vn thì Việt Nam là thị trường thương mại điện tử lớn thứ hai trong khu vực Đông Nam Á, quốc gia đứng đầu là Indonesia. Theo Statista, Việt Nam cũng là quốc gia có tốc độ tăng trưởng ngành sản xuất tiêu dùng khá mạnh với quy mô 16 tỷ USD trong năm 2021 và ước tính sẽ đạt đạt 39 tỷ USD vào năm 2025.
Shopee là sàn thương mại điện tử chiếm thị phần lớn tại Việt Nam
3. Các Brand thương mại điện tử dẫn đầu thị trường Việt Nam
Thị trường E-commerce tại Việt Nam phát triển vô cùng sôi động với các thương hiệu thương mại điện tử trong và ngoài nước. Trong đó Shopee, Lazada, Tiki, và Sendo là 4 sàn thương mại điện tử có thị phần lớn nhất.
Shopee và Lazada hiện đang là hai sàn thương mại điện tử nổi bật nhất trên cuộc đua top 4. Shopee hiện là sàn thương mại điện tử có thị phần lớn nhất khi chiếm 72% thị phần với doanh thu 43,12 tỷ đồng từ tháng 11/2021 đến tháng 4/2022. Ngay sau đó là Lazada với 20,9% thị phần thị trường thương mại điện tử khi có doanh số 12,54 tỷ đồng. Tiki và Sendo có phần không nhỉnh bằng 2 sàn trên nhưng so với các sàn khác còn lại vẫn là một cái tên rất đáng nhắc đến.
Mua sắm online thông qua thiết bị di động là một trong những xu hướng E-commerce trong tương lai gần
4. Dự đoán xu hướng thương mại điện tử sẽ lên ngôi năm 2023 - Doanh nghiệp cần làm gì để đón đầu xu hướng?
Năm 2023 được dự đoán sẽ là năm bùng nổ của ngành sản xuất tiêu dùng, thương mại điện tử với nhiều xu hướng nổi bật như:
Mua sắm online trên thiết bị di động
Các thiết bị di động ngày càng nhỏ gọn với đầy đủ các tính năng cùng với việc người dùng internet sử dụng điện thoại mua sắm online như một thói quen, mua sắm trên các thiết bị di động hứa hẹn sẽ mang đến doanh thu khủng cho ngành E-commerce trong năm 2023.
Theo Statista, đối với ngành sản xuất tiêu dùng, bán lẻ Online, các thiết bị di động đóng góp 71% lượt ghé thăm và góp phần tạo ra đến 61% lượng đơn hàng. Đồng thời, việc mua sắm thương mại điện tử từ thiết bị di động được dự báo có thể tăng gấp 3 lần từ 148 tỷ đô năm 2018 lên 432 tỷ đô năm 2022.
Để trụ vững và tạo ra những đột phá doanh thu thương mại điện tử từ thiết bị di động, các doanh nghiệp, sàn thương mại điện tử cần phát triển công nghệ phù hợp, thiết kế giao diện bán hàng thân tương thích với giao diện thiết bị di động, thân thiện, hình ảnh quan sát trực quan, để nâng cao trải nghiệm của khách hàng mua sắm bằng thiết bị di động.
Hiện tại, các bạn trẻ gen Z có xu hướng lên mạng xã hội như: Facebook, Tiktok để xem review cũng như tìm mua sản phẩm
Mua sắm trên mạng xã hội
Bên cạnh việc mua hàng trên các trang thương mại điện tử, website, mạng xã hội như: Facebook, Tiktok, Instagram,.. được xem như một kênh bán hàng online hot và dễ dàng tiếp cận nhất hiện nay.
Theo một thống kê, 48% người dùng hiện nay sẵn sàng mua hàng trực tiếp từ TikTok. Đặc biệt, để tìm kiếm sản phẩm, thông tin sản phẩm các bạn trẻ thế hệ Gen Z sẽ thường dùng mạng xã hội đặc biệt là TikTok để kiếm thông tin review liên quan hơn là tra cứu Google như trước đây.
Hiện nay có khoảng 49% gần như một nữa các nhãn hàng đã và đang đầu tư vào việc kinh doanh ngành sản xuất tiêu dùng online trên mạng xã hội. Bên cạnh đó, từ những kết quả điều tra, quan sát, phân tích, Shopify dự báo rằng doanh số ngành E-commerce dựa trên nền tảng mạng xã hội sẽ tăng gấp 3 lần vào năm 2025.
Chính vì vậy doanh nghiệp, shop bán lẻ cần có những chiến lược quảng bá sản phẩm thông minh tìm các KOLs phù hợp cũng như bắt trend trên mạng xã hội để nhanh chóng tiếp cận đối tượng khách hàng tại kênh bán hàng tiềm năng này nhé..
Thanh toán trực tuyến (qua thẻ, ví điện tử)
Bên cạnh hình thức ship COD quen thuộc dần dần được thay thế bởi việc thanh toán trực tuyến thông qua thẻ ngân hàng và các ví điện tử. Hiện nay hầu như các sàn thương mại lớn hàng đầu tại Việt Nam đều triển khai thực hiện liên kết để khách hàng thanh toán online với nhiều lựa chọn như: Ví ShopeePay, ví ZaloPay, ví Momo, thẻ tín dụng, thẻ ngân hàng,....
Để bắt kịp kinh doanh online trong thời đại 4.0 các doanh nghiệp cần thiết lập nhiều hình thức thanh toán cũng như tạo thêm nhiều khuyến mãi hấp dẫn kèm theo khi thanh toán trực tuyến tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng lựa chọn cũng như sẽ hạn chế được việc bom hàng.
Ngoài ra, doanh nghiệp cũng cần ứng dụng AR, VR để khách hàng dược trải nghiệm quan sát sản phẩm 3D như việc họ được chạm đến quan sát sản phẩm ở mọi góc độ để thu hút khách hàng đến với sản phẩm.
Đặc biệt doanh nghiệp cần áp dụng việc chuyển đổi số vào kinh doanh online cũng như hệ thống vận chuyển logistics xây dựng hệ thống ERP, để dễ dàng đồng bộ toàn bộ dữ liệu của doanh nghiệp như: thông tin, tình trạng về hàng tồn kho, đơn hàng, vận chuyển,… vào trong một hệ thống. Sau đó, thông tin sẽ được liên tục cập nhật theo thời gian thực giúp nhà quản lý sẽ nắm bắt tình trạng hàng hóa nhanh chóng. Từ đó, có thể nắm bắt và kịp thời xử lý những sự cố phát sinh trong quá trình vận chuyển.
Những năm gần đây thị trường E-commerce thương mại điện tử tại Việt Nam đang phát triển vô cùng sôi động đầy tiềm năng hứa hẹn. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp mạnh dạng đầu tư, đưa ra nhiều thương hiệu để phát triển, nâng cao doanh số, doanh thu. Tuy nhiên để bắt kịp xu hướng thương mại điện tử ngành sản xuất tiêu dùng là cả bài toán không dễ đối với doanh nghiệp. Vì vậy cần phải có chiến lược cụ thể, kế hoạch rõ ràng để có thể dẫn đầu xu thế, đứng vững, chiếm lĩnh thị trường trong năm 2023 và tương lai sau này nhé.