Tất tần tật về Công nghệ Blockchain mà bạn cần biết

 

Những năm trở lại đây, blockchain trở thành xu hướng công nghệ được các ông lớn công nghệ cùng các startup trẻ săn đón và đầu tư phát triển. Không chỉ trong giới công nghệ, blockchain còn được đánh giá là có tiềm năng to lớn trong việc phát triển và chi phối nhiều ngành nghề trong xã hội từ dịch vụ tài chính, chuỗi sản xuất cung ứng, đến năng lượng, giáo dục,...

Blockchain như một cuốn sổ kế toán cái

1. Blockchain là gì?

Blockchain là công nghệ lưu trữ và truyền tải thông tin dữ liệu bằng các khối (block) đã được mã hóa liên kết với nhau. Các khối này này hoạt động độc lập và mở rộng theo thời gian. Vì thế, Blockchain còn được giới công nghệ ví như là cuốn sổ kế toán cái trong lĩnh vực kỹ thuật số.

Blockchain được thiết kế với mục đích chống lại sự thay đổi dữ liệu đồng thời được quản lý bởi mạng lưới phi tập trung. Do đó sẽ có nhiều bản sao của các cơ sở dữ liệu của blockchain giống y hệt nhau được lưu giữ trên nhiều máy tính trải rộng trên mạng. Các máy tính riêng lẻ này được gọi là các nút.

Các nút này không thể bị thay đổi được mà chỉ có thể bổ sung thêm khi được sự chấp thuận từ tất cả các nút trong hệ thống. Đồng thời chúng có khả năng xác thực thông tin trong truyền tải dữ liệu mà không đòi hỏi bên trung gian để xác nhận thông tin.

Vì thế Blockchain được coi là hệ thống bảo mật có độ an toàn cao trước các nguy cơ bị đánh cắp dữ liệu. Đặc biệt, ngay cả khi một phần của hệ thống bị sụp đổ, các nút khác vẫn sẽ bảo vệ thông tin và tiếp tục giữ cho mạng lưới tiếp tục hoạt động.

Dữ liệu được mã hóa đưa vào trong khối, khối liên kết với nhau tại thành chuỗi blockchain thông qua thuật toán rất phức tạp

2. Cách thức hoạt động của Blockchain

Công nghệ blockchain hoạt động dựa trên hệ thống mạng ngang hàng P2P, tất cả máy tính (node) tham gia sẽ đóng vai trò như một máy chủ của hệ thống. Các node này sẽ mã hoá dữ liệu và đưa vào trong một khối (block), sau đó các khối sẽ được liên kết với nhau và tạo thành một chuỗi gọi là blockchain. Các dữ liệu được lưu trong hệ thống blockchain sẽ thực hiện đúng mục đích mà người dùng mong muốn  đưa dữ liệu vào hệ thống.

Vậy làm thế nào mà dữ liệu được đưa vào một khối và làm thế nào để xác thực khối đó vào trong một chuỗi?

Để giải quyết được vấn đề đó, trước tiên người dùng cần phải nhập dữ liệu vào hệ thống và cần có một private key (là password của người dùng), các dữ liệu ban đầu và private key sẽ kết hợp với nhau để tạo thành một dữ liệu mới và đưa vào hệ thống P2P, các node trong hệ thống có vai trò mã hoá dữ liệu thành một chuỗi hash có kích thước cố định rồi đưa vào một khối.

Khối đầu tiên được tạo ra trong hệ thống blockchain được gọi là genesis block, đồng thời đây cũng là cơ sở để xác thực của các khối tiếp theo trong chuỗi. Dữ liệu trong cùng một khối sẽ là một dãy số cùng dữ liệu của khối đã tạo ra trước đó, vì vậy, để đưa một khối, dữ liệu vào hệ thống thì tất cả các máy tính phải đoán đúng dãy số của khối trước đó rồi kết hợp với dữ liệu mới thì mới có thể đưa vào chuỗi hệ thống của blockchain.

Nói một cách dễ hiểu, sau khi có sự chấp thuận, khối mới sẽ được thêm vào chuỗi blockchain điều này đồng nghĩa với các giao dịch cơ bản sẽ được ghi lại trong sổ cái phân tán. Các giao dịch thường được bảo mật bằng mật mã, mã hóa, được xử lý bởi các thuật toán phức tạp, các máy tính, nút cần giải các phương trình toán học phức tạp để có thể xử lý một giao dich. Chính vì thế, các khối được liên kết với nhau tạo thành một chuỗi kỹ thuật số an toàn từ đầu cho tới cuối sổ cái.

Càng về sau khi các dữ liệu được đưa vào khối càng nhiều vì vậy, các thuật toán càng trở nên phức tạp hơn, nên việc thay đổi các dữ liệu trên blockchain gần như là rất khó thực hiện.

Hệ thống blockchain yêu cầu các máy tính mã hóa các khối thành chuỗi dài nhất để xác thực trước khi đưa vào hệ thống, vì vậy, nếu có hai máy tính đều xác thực một khối tại cùng một thời điểm thì khối nào sẽ được đưa vào, thì máy nào có chuỗi được mã hóa dài hơn sẽ được xác thực và chấp nhận vào hệ thống trước.

Công nghệ blockchain được đánh giá là tương lai của công nghệ kỹ thuật số

3. Ưu nhược điểm của blockchain

– Về ưu điểm:

  • Tính rõ ràng minh bạch, không thể phá hủy: các thông tin lưu trữ, truyền tải và xử lý trong hệ thống Blockchain được trình bày rõ ràng,  dễ hiểu và rất minh bạch. Chúng không thể bị giả mạo, phá vỡ, hay thay đổi.
  • Tính phi tập trung: công nghệ Blockchain không thuộc sở hữu của một thực thể duy nhất nào nên rất khó để thay đổi các dữ liệu cũng như tác động xóa một dữ liệu nào trong hệ thống.
  • Tính bảo mật: các dữ liệu đều được lưu trữ bằng mã hoá thông qua thuật toán phức tạp nên có tính bảo mật rất cao.
  • Hợp đồng thông minh: Blockchain sử dụng hợp đồng kỹ thuật số có khả năng tự động thực hiện điều khiển, thoả thuận giữa 2 bên trong hợp đồng một cách minh bạch, dễ dàng truy xuất nhưng không thể can thiệp từ bên thứ 3.

– Về nhược điểm:

  • Dễ bị hacker dòm ngó: càng bảo mật càng khiến người khác dòm ngó. Do đó, những ứng dụng phát triển trên nền tảng Blockchain vẫn thường bị các hacker dòm ngó và càng tìm cách để hack, đánh cắp dữ liệu trong blockchain.
  • Chi phí cao, vấn đề về môi trường: việc các máy tính phải hoạt động cùng lúc để xác minh giao dịch khiến tiêu hao rất nhiều điện năng vừa khiến giao dịch blockchain đắt hơn cũng như  tạo nên những gánh nặng ô nhiễm điện năng cho môi trường.
  • Giao dịch bị giới hạn: hiện tại hệ thống blockchain không xử lý được nhiều giao dịch cùng lúc, nên các giao dịch của người dùng có thể bị xử lý chậm hơn..
  • Bất tiện khi đánh mất private key (password được cấp để truy cập vào tài khoản Blockchain): Trường hợp mất private key người dùng sẽ mất hoàn toàn dữ liệu và tiền bạc đang được lưu trữ trong ví của mình.

Blockchain ứng dụng trong dịch vụ vận tải

4. Ứng dụng của Blockchain trong đời sống

Tính bảo mật và phi tập trung của blockchain rất phù hợp để thực hiện các bản ghi dữ liệu quản lý giao dịch, truy xuất xem nguồn gốc thực phẩm, ….

Đối với hoạt động sản xuất:

  • Các doanh nghiệp, có thể ứng dụng Blockchain để quản lý chất lượng sản phẩm, giúp cho nhà quản lý và người tiêu dùng có thể truy xuất được các thông tin về  nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm.
  • Nhà sản xuất, doanh nghiệp có thể thống kê và lưu trữ toàn bộ những sản phẩm của mình trên thị trường: biết được số lượng sản phẩm đã được tiêu thụ, số lượng còn hạn và đã hết hạn qua đó nắm bắt được nhu cầu thị trường và đưa ra chiến lược sản xuất kinh doanh cho phù hợp.

Đối với người tiêu dùng:

  • Người tiêu dùng có thể sử dụng ứng dụng Blockchain để kiểm tra thông tin sản phẩm có phải hàng chính hãng hay không nhằm ngăn chặn sản phẩm nhái trên thị trường.

Đối với lĩnh vực y tế:

  • Khi người bệnh đi khám hay xét nghiệm, mọi kết quả khám bệnh của họ sẽ được lưu trữ, bảo mật toàn bộ thông tin sức khỏe của mình. Trong trường hợp người bệnh có nhu cầu chuyển sang bệnh viện khác ở bất kỳ đâu, họ chỉ cần kết chuyển thông tin trên chuỗi Blockchain cho dù hai bệnh viện (nơi khám ban đầu và nơi chữa bệnh mới) không cùng ngôn ngữ hay sử dụng phần mềm khác nhau.

Đối với ngành tài chính:

  • Nhiều ngân hàng và các tổ chức tài chính khác đã nghiên cứu, áp dụng công nghệ Blockchain vào các hoạt động nghiệp vụ của mình. Trong đó, OCBC Bank là ngân hàng đầu tiên áp dụng công nghệ Blockchain vào trong dịch vụ chuyển tiền nội địa và quốc tế. Điều này đã giúp tiết kiệm rất nhiều chi phí đồng thời các giao dịch trở nên minh bạch rõ ràng hơn, từ đấy cải thiện trải nghiệm khách hàng.

Trên đây là toàn bộ thông tin về công nghệ blockchain mà chúng tôi đã tổng hợp, hy vọng những gì mà chúng tôi chia sẻ sẽ giúp bạn có thêm nhiều thông tin bổ ích. Đừng quên chia sẻ cùng chúng tôi về suy nghĩ của bạn về công nghệ blockchain nhé.

 

 

Các bài khác:

 
 
Bài viết nổi bật
 
Chat Messenger