Mạng 5G là gì? Mạng 5G đang được triển khai như thế nào tại các nước trên thế giới và tại Việt Nam?

 

Các giải pháp tự động hóa, nhà máy thông minh,… trong kỷ nguyên số sẽ được hưởng nhiều lợi ích và phát triển mạnh mẽ khi ứng dụng công nghệ mạng 5G. Chình vì vậy cuộc đua phát triển mở rộng 5G giữa các quốc gia trên thế giới đang trở nên nóng hơn bao giờ hết. Vậy bạn biết gì về mạng 5G? Mạng 5G đang được triển khai như thế nào tại Việt Nam và trên thế giới?

Mạng 5G là công nghệ mạng di động không dây thế hệ thứ 5

1. Mạng 5G là gì?

Mạng 5G, 5th-Generation hay 5th-Generation Mobile communications system là công nghệ mạng di động không dây thế hệ thứ 5. 5G được Liên minh viễn thông quốc tế (ITU) phê chuẩn tên gọi chính thức là IMT-2020 vào năm 2015.

Về bản chất, mạng 5G vẫn phát triển dựa trên nền tảng của 4G, nhưng ở mức độ cao hơn. Mạng 5G sẽ hỗ trợ: 

  • LAS-CDMA (Large Area Synchronized Code Division Multiple Access),
  • UWB (Ultra Wideband), Network-LMDS (Local Multipoint Distribution Service),
  • Ipv6 (Internet Protocol Version 6)
  • BDMA (Beam Division Multiple Access).

Công nghệ mạng 5G hoạt động dựa trên tần số vô tuyến cao gọi là sóng milimet

3. Công nghệ mạng 5G hoạt động như thế nào?

Mạng 5G hiện tại hoạt động dựa trên dải tần số vô tuyến cao gọi là sóng milimet. Tần số này thường dao động trong khoảng 30GHz tới 300GHz.

Để truyền tín hiệu, mạng 5G sử dụng các trạm HAPS là những chiếc máy bay treo lơ lửng tại vị trí cố định 2Km cách mặt đất từ 17km - 22km và hoạt động như một vệ tinh.

Để triển khai 5G các nhà mạng cũng sử dụng mô hình các máy phát nhỏ hơn đặt trên các tòa nhà cao tầng và cơ sở hạ tầng khác đồng thời sử dụng phương pháp ghép kênh phân chia theo tần số trực giao (OFDM) để phân chia mạng, triển khai nhiều mạng ảo riêng độc lập trên cùng một cơ sở hạ tầng.

Độ trễ thấp, tốc độ upload/download nhanh mượt mà là một số ưu điểm của mạng 5G

3. Ưu nhược điểm của mạng 5G so với mạng 4G

Về cơ bản, mạng 5G phát triển cải tiến dựa trên công nghệ mạng 4G vì vậy mạng 5G có nhiều ưu điểm nổi bật so với 4G. Cụ thể

  • Về tốc độ: Mạng 5G có tốc độ nhanh hơn mượt hơn so với mạng 4G. (Tốc độ upload tối đa của công nghệ 5G là 1,25Gbps,  tốc độ tải xuống tối đa là 2,5Gbps; Tốc độ upload tối đa của công nghệ 4G là 500Mbps, Tốc độ tải xuống tối đa là 1Gbps)
  • 5G có khả năng phân biệt giữa thiết bị cố định và thiết bị di động. Trong khi mạng 4G không thể làm điều này
  • Mạng 5G có tốc độ cao nhưng độ trễ thấp chỉ khoảng 1ms trong khi 4G là 50ms
  • 5G có thể được ứng dụng trong việc phát video có độ phân giải cao, điều khiển phương tiện từ xa, tự động hóa, robot và các công việc trong quy trình y tế.

Tuy có nhiều ưu điểm vượt trội so với mạng 4G, tuy nhiên đó phần lớn chỉ là mặt lý thuyết, hiện tại mạng 5G  vẫn chưa ổn định và chưa được phổ biến rộng rãi, các đơn vị liên quan vẫn đang nỗ lực để hoàn thiện phát triển thương mại hoá để 5G trở nên phổ biến hơn.

5G hiện đang được triển khai mạnh mẽ và rộng rãi trên khắp thế giới trong đó có Việt Nam

4. Mạng 5G được triển khai như thế nào tại các nước trên thế giới và Việt Nam?

Theo báo cáo của GSA - Global mobile Suppliers Association - Hiệp hội Các nhà cung cấp di động toàn cầu thì tính đến giữa năm 2020 có khoảng 38 quốc gia có và sử dụng mạng 5G. Tuy nhiên, đến tháng 6/2022 con số này đã tăng lên đến 70 quốc gia, tăng gần gấp đôi so với trước đó. Dự kiến, 5G sẽ đạt 1 tỷ người dùng trong năm 2023 tức chỉ sau 3,5 năm sử dụng, nhanh hơn so với quãng đường 4 năm của 4G và 12 năm của 3G.

Châu Âu, Châu Mỹ hiện đang đi đầu trong việc đầu tư phát triển 5G. Trong đó Phần Lan là quốc gia đầu tiên giới thiệu 5G, cũng là quốc gia tiên phong trong khu vực Châu Âu. Hàn Quốc là quốc gia đầu tiên triển khai mạng 5G tại Châu Á. Bên cạnh đó, Trung Quốc đang thuộc top các quốc gia dẫn đầu trong cuộc đua đầu tư và triển khai 5G so với các quốc gia khác trên thế giới.

Không đứng ngoài quỹ đạo phát triển của các quốc gia trên thế giới, Việt Nam hiện đang không ngừng nỗ lực để hoàn thiện, triển khai mạng 5G với mục tiêu đến năm 2030, 100% dân số Việt Nam sẽ có kết nối 5G.

Để thực hiện mục tiêu này, ngay từ cuối năm 2020, cả ba nhà mạng lớn VinaPhone, MobiFone, Viettel đã bắt đầu lần lượt công bố các thử nghiệm dịch vụ 5G tại Hà Nội, TP.HCM và sau đó liên tiếp mở rộng ra các thành phố lớn khác.

Tính đến hết năm 2021, mạng 5G thương mại đã được thử nghiệm tại 16 tỉnh thành phố trên khắp cả nước với gần 150 trạm pháp sóng 5G.

Để phát triển toàn diện về cơ sở hạ tầng, phủ sóng mạng 5G khắp mọi nơi trên tất cả các thiết bị di động cần một chặng đường rất dài, tốn kém cả về thời gian, tiền bạc lẫn nguồn nhân lực. Cùng với đó là rất nhiều cơ hội lẫn thách thức đang chờ chúng ta trên con đường phát triển ấy. Cùng đón chờ sự phát triển của mạng 5G trong tương lai nhé.

 

 

Các bài khác:

 
 
Bài viết nổi bật
 
Chat Messenger