Khủng hoảng kinh tế 2023, dự đoán của chuyên gia như thế nào?

 

Dư âm của đại dịch Covid-19 cùng các đợt bùng phát dịch từ biến thể phụ Omicron, chiến sự Nga - Ukraine tác động giá xăng dầu biến động mạnh, làm phát tăng cao,... đã khiến bức tranh kinh tế năm 2022 trở nên ảm đạm. Còn chưa đầy một tháng chúng ta bước sang năm mới 2023, các chuyên gia dự đoán đây tiếp tục là một năm đầy thách thức đối với tất cả các nền kinh tế trên thế giới thậm chí có thể “tệ” hơn cả năm 2022.

Các chuyên gia dự đoán năm 2023 có thể tệ hơn năm 2022

1. Các dự đoán của chuyên gia

Theo Bloomberg năm 2022 là năm chứng kiến sự ảm đạm của nền kinh tế toàn cầu nhưng năm 2023 còn có thể tệ hơn. Thậm chí trong 1 kịch bản tệ nhất, sản lượng kinh tế toàn cầu sẽ bốc hơi khoảng 5000 tỷ USD.

Hồi tháng 9 OECD dự báo kinh tế thế giới sẽ chỉ tăng trưởng ở mức 3% trong năm 2022, trước khi giảm xuống chỉ còn 2,2% vào năm 2023.

Trong khi đó, cả Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB) đều cùng quan điểm khi đưa ra các dự đoán đáng báo động về chính sách thắt chặt tiền tệ quá mức thông qua việc tăng lãi suất trong khi tăng trưởng kinh tế còn chậm sẽ khiến cho nền kinh tế toàn cầu đứng trước nguy cơ suy thoái rất cao.

Theo Kristalina Georgieva, Giám đốc điều hành IMF, do cuộc xung đột Nga-Ukraine, một số quốc gia Châu Âu sẽ có thể đối mặt với nguy cơ tăng trưởng sụt giảm nghiêm trọng khiến toàn lục địa già suy thoái sâu sắc hơn.

Mỹ là quốc gia chịu tác động nặng nề nhất

2. Những quốc gia dự đoán sẽ bị ảnh hưởng nặng nề

Quỹ Tiền tệ Quốc tế dự đoán các nước đại diện cho ⅓ sản lượng hàng hóa có thể bị suy thoái nghiêm trọng trong năm 2023. Trong đó, Hoa Kỳ, Trung Quốc và các quốc gia sử dụng đồng Euro là 3 khu vực có nền kinh tế ảnh hưởng nặng nề.

Cụ thể, theo IMF, nền kinh tế mỹ sẽ tăng trưởng ở khoảng 1,6%, giảm 0,7% so với dự báo trước đó, GDP không thay đổi nhiều so với trước nằm ở khoảng 1%. Bên cạnh đó, khu vực các quốc gia thuộc nhóm Eurozone nền kinh tế sẽ có mức suy giảm mạnh vào năm 2023 trong đó, Đức và Ý là hai quốc gia có mức dự báo suy thoái nặng nề nhất.

Ảnh hưởng nặng nề từ đại dịch Covid-19 cùng với chính sách Zero Covid phong tỏa đất nước, xét nghiệm hàng loạt, hạn chế đi lại nghiêm ngặt trong thời gian dài đã khiến nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới là Trung Quốc rơi vào khủng hoảng nặng nề, lạm phát tăng cao, đứt gãy nguồn cung hàng hóa cho các quốc gia khác trong năm 2023. Dự báo tăng trưởng GDP của Trung Quốc năm 2023 cũng giảm từ 4,5% xuống còn 4,1% do “triển vọng phục hồi xây dựng nhà ở suy yếu.

Tuy nhiên, Bloomberg Economics cũng dự báo kinh tế Trung Quốc có thể tăng trưởng 5,7% cho năm 2023 nếu loại bỏ hoàn toàn chính sách Zero Covid và mở cửa trở lại.

Năng lượng là một trong những ngành gặp ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng kinh tế

3. Những ngành nghề dự đoán sẽ gặp ảnh hưởng

Các chuyên gia cảnh báo, Năng lượng là một trong những ngành nghề có thể gặp nhiều ảnh hưởng trong năm 2023 do biến đổi khí hậu và cuộc chiến giữa Nga - Ukraine. Việc ủng hộ Ukraine đã khiến các quốc gia lục địa già rơi vào tình trạng thiếu khí đốt và giá điện đắt đỏ tăng vọt. Bloomberg Economics dự báo, chi phí năng lượng cao cùng với việc Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) tăng lãi suất sẽ khiến GDP giảm 0,1% vào năm 2023.

Bên cạnh đó thị trường bất động sản trên toàn cầu cũng được dự báo sẽ “rất dễ tổn thương” vào năm 2023. Dòng tiền thắt chặt đồng nghĩa với việc thị trường nhà ở trên toàn thế giới đã đến thời kỳ khủng hoảng giá cả nhà đất sẽ ngày càng đắt đỏ và khó tiếp cận hơn.

Đặc biệt, sự gián đoạn thương mại do đại dịch COVID-19 đã dẫn đến tình trạng thiếu hụt nguyên liệu và hàng hóa trầm trọng ảnh hưởng đến nguồn cung - cầu, xuất nhập khẩu trên toàn cầu.

Bên cạnh đó, rủi ro nợ công là đều khiến các chuyên gia vô cùng quan ngại. Do tăng trưởng của các nền kinh tế đang chậm lại và lãi suất tăng dẫn đến chi phí nợ công sẽ tăng lên khiến nhiều quốc gia rơi vào tình thế tiến thoái lưỡng nan và đối mặt với nguy cơ vỡ nợ. Mô hình của Bloomberg Economics cho thấy, rủi ro vỡ nợ sắp xảy ra tập trung ở các nền kinh tế nhỏ chiếm 3% GDP toàn cầu.

Chi tiêu tiết kiệm là cách người dân đối mặt với cuộc khủng hoảng kinh tế

4. Chuẩn bị gì cho khủng hoảng kinh tế

Giá khí đốt toàn cầu đã tăng lên mức lịch sử trong năm nay do Nga cắt giảm nguồn cung sang châu Âu.

OECD khuyến khích các chính phủ đưa ra gói viện trợ để hỗ trợ cho người dân của mình khi giá cả các mặt hàng đều tăng cao đặt biệt là năng lượng, khí đốt. Để bảo vệ người tiêu dùng trước giá năng lượng tăng cao, EU  đã ra khoảng hỗ trợ 674 tỷ euro (khoảng 704 tỷ USD) dành cho tất cả viên của 27 quốc gia trong liên minh.

Các quốc gia phụ thuộc nhiều vào sự cung ứng năng lượng đốt từ Nga cũng cần chuẩn bị xây dựng cơ sở năng lượng tái tạo từ năng lượng mặt trời để chuẩn bị cho việc chuyển đổi năng lượng thay thế.

Đồng thời chính phủ các nước cần phổ biến các chính sách “tắt đèn” tiết kiệm năng lượng, hướng dẫn tập huấn cho người dân với nguy cơ thiếu năng lượng sưởi ấm,...

Người dân cũng dần thắt chặt túi tiền, chi tiêu tiết kiệm hơn. Theo một khảo sát do công ty EY tạ vương Quốc Anh thực hiện,  có khoảng 50% số người Đức được hỏi cho biết họ chỉ mua sắm những mặt hàng thiết yếu.

Nền kinh tế Việt Nam được dự đoán sẽ có biểu hiện tích cực trong năm 2023

5. Các chuyên gia tại Việt Nam nói gì?

Bất chấp nhiều nền kinh tế trên toàn cầu đối mặt với lạm phát cao nhất trong nhiều thập kỷ trở lại đây, năm 2022 Việt Nam vẫn kiểm soát được đà tăng Chỉ số Giá tiêu dùng dưới 4%. Vì vậy, mặc dù năm 2023 được dự đoán là năm nền kinh tế thế giới đối mặt với sự khủng hoảng thì các chuyên gia tại Việt Nam cùng các tổ chức quốc tế đều cho rằng, mục tiêu tăng trưởng 6,5% của Việt Nam là hoàn toàn khả thi.

Ông Trần Hoàng Ngân, thành viên Tổ Tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ nhận định rằng: “không chỉ là tăng trưởng, vấn đề lớn nhất đối với kinh tế Việt Nam hiện nay là ổn định kinh tế vĩ mô. “Năm 2023, ưu tiên hàng đầu không phải là tăng trưởng, mà phải giữ cho được ổn định kinh tế vĩ mô”.

Trong kế hoạch phát triển năm 2023, các giải pháp như: ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, đảm bảo các cân đối lớn của nền kinh tế chính là những ưu tiên hàng đầu của Chính phủ Việt Nam trong vấn đề phát triển nền kinh tế vững mạnh trong thời kỳ khủng hoảng. Bên cạnh đó, “chính sách tài khóa ngược” sẽ được triển khai rộng rãi để hỗ trợ doanh nghiệp trong bối cảnh nếu cuộc khủng hoảng kinh tế diễn ra.

Trên đây là những dự đoán của các chuyên gia trên thế giới về bức tranh kinh tế toàn cầu trong năm 2023. Có thể thấy nền kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn, khủng hoảng trong năm tới. Đây có thể là thách thức đối với nền kinh tế thế giới đồng thời cũng có thể tạo ra nhiều biến động bất ngờ. 

 

 

Các bài khác:

 
 
Bài viết nổi bật