3 cách sao lưu dữ liệu hiện đại và bảo mật cho dữ liệu doanh nghiệp

 

Dữ liệu là tài sản quan trọng của doanh nghiệp. Vì vậy việc sao lưu dữ liệu để phòng ngừa, phục hồi dữ liệu ngay lập tức nếu gặp các sự cố không may luôn là mối quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp hiện nay. Ngay bây giờ hãy cùng chúng tôi khám phá 3 cách sao lưu dữ liệu hiện đại và bảo mật cho dữ liệu doanh nghiệp ở bài viết ngay bên dưới nhé!

Sao lưu dữ liệu kế hoạch quan trọng của doanh nghiệp trong thời đại 4.0

1. Sao lưu dữ liệu (Backup) là gì?

Sau lưu dữ liệu hay Backup dữ liệu là quá trình thực hiện thao tác sao chép toàn bộ dữ liệu gốc nằm trên máy chủ, website doanh nghiệp và lưu trữ chúng vào một hoặc nhiều thiết bị lưu trữ khác có thể là ổ cứng, USB, lưu trữ trên internet,... làm tài liệu dự phòng, phòng ngừa những sự cố không may xảy ra khiến dữ liệu gốc bị hư hỏng, mất cắp,... Từ đó đảm bảo rằng doanh nghiệp có thể phục hồi lại dữ liệu tránh việc mất vĩnh viễn tài liệu quý báo gây thiệt hại cho doanh nghiệp.

Backup dữ liệu giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian, để tìm dữ liệu khi dữ liệu của doanh nghiệp gặp sự cố

2. Tầm quan trọng của Backup dữ liệu đối với doanh nghiệp

Sao lưu, backup dữ liệu mang đến nhiều lợi ích đến cho cả doanh nghiệp lẫn khách hàng doanh nghiệp. Cụ thể:

  • Dữ liệu được xem như mạch máu của doanh nghiệp, backup dữ liệu giúp doanh nghiệp bảo vệ được nguồn dữ liệu quý báu của mình tránh khỏi tình trạng bị mất hoặc hỏng do sự cố máy tính, virus hoặc lỗi người dùng,...đảm bảo giảm thiểu tối đa được thiệt hại hoặc mất mát liên quan tới nguồn tài nguyên mà doanh nghiệp cần sử dụng
  • Dễ dàng khôi phục lại dữ liệu nếu dữ liệu gốc bị mất cắp, hỏng mà không cần tạo dữ liệu lại từ đầu
  • Tiết kiệm thời gian, công sức, nhân lực để tìm dữ liệu khi dữ liệu của doanh nghiệp gặp sự cố.

3. 03 cách backup dữ liệu hiện đại và bảo mật cho doanh nghiệp

Sao lưu điện toán đám mây là dịch vụ backup được nhiều doanh nghiệp lựa chọn bởi tính hiện đại, tiện dụng, hiệu quả và mang tính bảo mật cao.

Public Cloud chi phí thấp, dễ mở rộng độ bảo mật không cao

Public Cloud:

Public Cloud - Đám mây cộng đồng dịch vụ sao lưu dữ liệu dựa trên mô hình nền tảng điện toán đám mây được nhà phát hành (Bên thứ 3) cung cấp dịch vụ, công nghệ thông tin, sao lưu dữ liệu đến người dùng thông qua internet mà không giới hạn đối tượng sử dụng.

Cụ thể, nhà cung cấp tạo ra các tài nguyên như máy ảo, ứng dụng hoặc bộ nhớ có sẵn cho doanh nghiệp sử dụng trên internet như bộ office 365 hay gmail, google drive,...

 Dịch vụ Public Cloud sẽ tính phí dựa trên nguồn tài nguyên điện toán mà doanh nghiệp đã sử dụng nói một cách dễ hiểu thì doanh nghiệp sẽ trả phí dựa trên dung lượng mà mình đã sử dụng.

Public cloud phù hợp cho những doanh nghiệp vừa và nhỏ, chưa có hạ tầng phần cứng, hoặc có chi phí đầu tư giai đoạn đầu không nhiều, không có nhân sự IT để vận hành hệ thống.

Private Cloud chi phí vận hành cao, quản lý độc lập, bảo mật, khó mở rộng

Private Cloud:

Không giống với mô hình Public Cloud, Private Cloud, hay còn được gọi là đám mây nội bộ hoặc đám mây doanh nghiệp, là giải pháp sao lưu dữ liệu trên đám mây dành riêng cho một tổ chức/doanh nghiệp duy nhất. Một hệ thống private cloud có thể được đặt ở trung tâm dữ liệu của doanh nghiệp hoặc nhà cung cấp dịch vụ.

Tại Private cloud, tất cả các tài nguyên thông tin của doanh nghiệp đều được sử dụng độc lập trong mạng riêng vô cùng bảo mật, an toàn mà không phải chia sẻ cho bất kỳ người dùng doanh nghiệp nào khác.

Private Cloud sẽ là sự lựa chọn tuyệt vời cho các doanh nghiệp với quy mô lớn, có thể tận dụng cơ sở hạ tầng sẵn có như trung tâm dữ liệu lớn, đắt tiền đang tìm kiếm sự bảo mật quản,lý kiểm soát dữ liệu một cách chặt chẽ hơn trong môi trường dữ liệu của doanh nghiệp.

Tuy nhiên, sao lưu dữ liệu thông qua private cloud doanh nghiệp sẽ chịu trách nhiệm trong việc bảo trì nâng cấp trung tâm dữ liệu, thay thế máy chủ mới,... rất tốn kém.

Hybrid Cloud sự kết hợp tuyệt vời giữa Public Cloud và Private Cloud

Hybrid Cloud:

Nếu bạn vẫn đang phân vân giữa Public Cloud và Private Cloud thì Hybrid Cloud môi trường điện toán đám mây kết hợp và giao thoa hoàn hảo giữa các nền tảng Public Cloud và Private Cloud chính là sự lựa chọn tối ưu cho doanh nghiệp của bạn.

Hybrid Cloud được nhà phát hành (Bên thứ 3) cung cấp xây dựng riêng cho doanh nghiệp thông qua việc cho phép luân chuyển khối lượng công việc giữa Private Cloud (dùng để sao lưu các dữ liệu nhạy cảm, quan trọng) và Public Cloud (sao lưu các tài liệu thường dùng) khi có sự thay đổi về chi phí và tính toán.

Hybrid Cloud sẽ giúp doanh nghiệp có thể sao lưu dữ liệu một cách linh hoạt, bảo mật hơn,tuy nhiên để triển khai Hybrid Cloud .doanh nghiệp cần có đội ngũ nhân viên có chuyên môn cao để quản lý hiệu quả cũng như chi phí đầu tư là khá lớn.

Hiện nay, nhiều cách backup dữ liệu, tùy vào quy mô, cách thức hoạt động vận hành khác nhau, doanh nghiệp có thể lựa chọn những cách sao lưu dữ liệu phù hợp nhất cho mình. Hy vọng rằng với những thông tin mà chúng tôi đã tổng hợp, mọi người sẽ hiểu thêm về việc sao lưu dữ liệu doanh nghiệp cũng như có thêm sự lựa chọn các dịch vụ sao lưu phù hợp và hiệu quả nhất.

 

ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ [MIỄN PHÍ] 01 THÁNG PHẦN MỀM KẾ TOÁN HÀNH CHÍNH SỰ NGHIỆP - KTHC DTSoft: TẠI ĐÂY

 

 

 

Các bài khác:

 
 
Bài viết nổi bật