7 loại thuế doanh nghiệp phải đóng trong năm 2022

Một doanh nghiệp bất kỳ khi đăng ký thành lập đều có nghĩa vụ phải đóng đầy đủ các loại thuế doanh nghiệp cho nhà nước tùy vào loại hình kinh doanh và những khoản chi phí phát sinh trong quá trình hoạt động. Vậy hiện nay doanh nghiệp cần phải đóng những loại thuế nào trong năm 2022? Quy trình đóng thuế doanh nghiệp diễn ra như thế nào? Mời các bạn cùng chúng tôi tìm hiểu ở bài viết bên dưới nhé!

Thuế thu nhập doanh nghiệp là thuế thu trực tiếp dựa vào lợi nhuận cuối cùng của doanh nghiệp

1. Thuế thu nhập doanh nghiệp

Tất cả các doanh nghiệp, công ty dịch vụ, cơ sở sản xuất kinh doanh,... có thu nhập đều có nghĩa vụ đóng thuế thu nhập doanh nghiệp. Đây là một loại thuế doanh nghiệp được thu trực tiếp dựa trên khoản lợi nhuận cuối cùng của doanh nghiệp, sau khi đã trừ các khoản chi phí liên quan khác.

Tại Khoản 1, Điều 3 của Thông tư số 78/2014/TT-BTC thuế thu nhập doanh nghiệp được tính dựa vào công thức:

Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp = (Thu nhập tính thuế – Phần trích lập quỹ khoa học và công nghệ) x Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp

Trong đó: Thu nhập tính thuế  = Thu nhập chịu thuế – (Thu nhập được miễn thuế + Các khoản lỗ kết chuyển theo quy định).

Cũng theo quy định tại Khoản 1, Điều 3 của Thông tư số 78/2014/TT-BTC, thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp phải đóng dựa vào thu nhập hàng năm của doanh nghiệp cụ thể:

  • Nếu doanh nghiệp có doanh thu trên 20 tỷ đồng thì thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ phải đóng là 22%.
  • Nếu doanh nghiệp có doanh thu dưới 20 tỷ đồng thì doanh nghiệp phải đóng 20% thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp.
  • Đặc biệt, nếu doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thăm dò, tìm kiếm khai thác dầu khí tại Việt Nam thì thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp có thể dao động từ 32-35% tùy vào doanh thu doanh nghiệp.
  • Trong trường hợp doanh nghiệp được giao các mỏ tài nguyên quý hiếm có đến 70% diện tích nằm ở các địa phương có nền kinh tế xã hội khó khăn đồng thời thuộc nhóm địa bàn được ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp thì thuế suất thuế thu nhập sẽ là 40%.

Thuế thu nhập doanh nghiệp được tính theo từng quý vào quyết toán thuế vào cuối năm.

Thuế giá trị gia tăng thường được kê khai theo tháng

2. Thuế giá trị gia tăng

Điều 2 Luật Thuế giá trị gia tăng 2008 nêu rõ khái niệm thuế giá trị gia tăng là “thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng”.

Đối với thuế GTGT doanh nghiệp bắt buộc phải kê khai theo tháng. Tuy nhiên cũng có một doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh theo quy định tại Thông tư 151/2014/TT-BTC có thể kê khai theo quý.

Có 2 phương pháp tính thuế giá trị gia tăng là phương pháp khấu trừ và phương pháp trực tiếp.

  • Phương pháp khấu trừ: Thuế GTGT phải nộp = Thuế GTGT đầu vào – Thuế GTGT đầu ra.

Trong đó:

  • Thuế GTGT = Thuế suất x Giá thuế (Thuế suất của thuế GTGT đối với các doanh nghiệp thường dao động từ 0%, 5% và 10% phụ thuộc loại hàng hóa, và dịch vụ kinh doanh của doanh nghiệp)
  • Phương pháp trực tiếp: Thuế GTGT phải nộp =  GTGT của hàng hóa x thuế suất GTGT của hàng hóa đó.

 Trong các loại thuế doanh nghiệp, thuế suất của hàng hóa được quy định như sau:

  • Dịch vụ xây dựng (không bao thầu vật liệu): 5%
  • Cung cấp, phân phối hàng hóa, dịch vụ: 1%
  • Sản xuất hàng hóa dịch vụ xây dựng bao thầu vật liệu: 3%
  • Hoạt động kinh doanh khác: 2%

Thuế xuất nhập khẩu áp dụng đối với doanh nghiệp kinh doanh liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu

 

3. Thuế môn bài

Thuế môn bài hay lệ phí môn bài là một trong các loại thuế doanh nghiệp bắt buộc phải nộp hàng năm dựa trên doanh thu của hộ và cá nhân kinh doanh hoặc số vốn điều lệ được ghi trên giấy chứng nhận khi thành lập doanh nghiệp.

Điều 4 Thông tư 302/2016/TT-BTC, vốn điều lệ công ty đăng ký khi thành lập khác nhau doanh nghiệp sẽ đóng mức thuế môn bài khác nhau. Cụ thể:

  • Công ty có vốn điều lệ trên 10 tỷ đồng, thuế môn bài phải đóng là 3.000.000 đồng/năm
  • Công ty có vốn điều lệ dưới 10 tỷ đồng, mức lệ phí môn bài phải đóng là 2.000.000 đồng/năm.
  • Chi nhánh, văn phòng đại diện, tổ chức kinh tế khác: 1.000.000 đồng/năm.

Các doanh nghiệp vừa chuyển đổi từ hộ kinh doanh với quy mô nhỏ, khi hết thời gian miễn phí lệ phí môn bài trong sáu tháng đầu năm sẽ nộp thuế môn bài cả năm. Ngược lại nếu doanh nghiệp kết thúc miễn lệ phí môn bài trong 6 tháng cuối năm cần phải nộp 50% mức thuế môn bài của cả năm.

4. Thuế thu nhập cá nhân

Thông tư 156/2013/TT-BTC sửa đổi bổ sung từ Thông tư 92/2015/TT-BTC nêu rõ thuế thu nhập cá nhân (TNCN) là loại thuế doanh nghiệp nộp thay cho người lao động của công ty.

Thuế thu nhập cá nhân được quyết toán theo năm nhưng doanh nghiệp phải kê khai thuế thu nhập cá nhân theo tháng hoặc quý.

Thuế thu nhập cá nhân được tính dựa theo công thức:

  • Thuế TNCN phải nộp = Thu nhập tính thuế TNCN x Thuế suất

Trong đó:

  • Thu nhập tính thuế TNCN = Thu nhập chịu thuế TNCN – Các khoản giảm trừ
  • Thu nhập tính thuế TNCN là tổng thu nhập cá nhân doanh nghiệp chi trả cho người lao động.

Các khoản giảm trừ thuế thu nhập cá nhân thường bao gồm: Các khoản giảm trừ bảo hiểm bắt buộc và khoản giảm trừ gia cảnh cụ thể:

  • Đối với bản thân: 11.000.000 đồng/người/tháng;
  • Đối với người phụ thuộc: 4.400.000 đồng/người/tháng.

5. Thuế xuất nhập khẩu

Thuế xuất nhập khẩu được áp dụng đối với các doanh nghiệp có các hoạt động xuất, nhập khẩu bao gồm: chủ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; Các tổ chức nhận ủy thác xuất khẩu, nhập khẩu.

Luật Thuế xuất khẩu, nhập khẩu năm 2016 quy định, thuế doanh nghiệp xuất nhập khẩu được tính theo tỷ lệ %, tính theo thuế tuyệt đối và tính thuế hỗn hợp.

  • Tính thuế theo tỷ lệ %: Dựa vào trị giá tính thuế và thuế suất theo tỷ lệ % của từng mặt hàng tại thời điểm tính thuế .
  • Tính thuế tuyệt đối và phương pháp tính thuế hỗn hợp: căn cứ vào lượng hàng hóa xuất, nhập khẩu thực tế và mức thuế tuyệt đối quy định trên một đơn vị hàng hóa tại thời điểm tính thuế.

Thuế tiêu thụ đặc biệt thường tính vào các sản phẩm xa xỉ phẩm: rượu, thuốc lá, ô tô, tàu bay,...

6. Thuế tiêu thụ đặc biệt

Tương tự như thuế GTGT, thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) là một trong các loại thuế doanh nghiệp gián thu dựa trên một số hàng hóa đặc biệt thường là các hàng hóa, dịch vụ mang tính chất xa xỉ nhằm điều tiết việc sản xuất, nhập khẩu và tiêu dùng xã hội, ví dụ như: thuốc lá, rượu bia, xe ô tô, tàu bay,...

Thuế tiêu thụ đặc biệt áp dụng đối với doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm thuộc danh mục đóng thuế tiêu thụ đặc biệt theo quy định hoặc có hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa.

Thuế tiêu thụ đặc biệt được tính theo công thức: Thuế TTĐB = giá tính thuế x thuế suất.

7. Thuế bảo vệ môi trường

Những doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu hàng hóa là đối tượng chịu thuế bảo vệ môi trường theo quy định, kinh doanh các sản phẩm, hàng hóa gây ra những tác động xấu đến môi trường thì cần phải nộp thuế bảo vệ môi trường (BVMT).

Đối với thuế bảo vệ môi trường, doanh nghiệp chỉ cần nộp một lần khi doanh nghiệp được cấp phép kinh doanh.

Thuế BVMT = Số lượng hàng hóa tính thuế x mức thuế tuyệt đối.

Thuế được nộp đúng, đủ, minh bạch sẽ giúp cho đất nước ngày càng phát triển. Hy vọng với 7 loại thường phát sinh trong hoạt động kinh doanh bình thường mà doanh nghiệp phải đóng trong năm 2022 mà chúng tôi tổng hợp sẽ giúp ích cho bạn hiểu hơn về các loại thuế doanh nghiệp.

 

 

Các bài khác:

 
 
Bài viết nổi bật
 
Chat Messenger