Trí tuệ nhân tạo tác động tiêu cực đến trẻ em như thế nào?

 

Trí tuệ nhân tạo AI đang tác động to lớn đến mọi ngành nghề trong xã hội, thậm chí là cả nhận thức của con người. Tuy nhiên, bên cạnh những tác động tích cực thì đây cũng chính là “con dao hai lưỡi” mà mọi người cần phải dè chừng khi mà một số cảnh báo về tác động tiêu cực của trí tuệ nhân tạo đến trẻ em đã được đưa ra tại buổi họp báo ngày 6/11, Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT).

Trẻ em có thể bị các ứng dụng AI lôi kéo, dụ dỗ tham gia các thử thách nguy hiểm 

1. Trẻ em có thể bị lôi kéo, dụ dỗ tham gia các thử thách nguy hiểm

Trí tuệ nhân tạo, với khối lượng thông tin khổng lồ có thể cung cấp nhanh chóng những thông tin với kế hoạch chi tiết và lời khuyên cụ thể. Tuy nhiên, những thông tin này thậm chí không được chọn lọc, đánh giá, sàng lọc theo độ tuổi của người sử dụng đề để xuất câu trả lời phù hợp. 

Chính vì thế, nếu nghe theo những lời khuyên của trí tuệ nhân tạo một cách không có chọn lọc trẻ rất dễ bị lôi kéo dụ dỗ tham gia các thử thách nguy hiểm.

Thông tin riêng tư của trẻ có nguy cơ rò rỉ phát tán bởi AI

2. Thông tin riêng tư của trẻ có khả năng cao bị rò rỉ, phát tán bởi trí tuệ nhân tạo

Trẻ em có thể bất cẩn khi chia sẻ thông tin cá nhân trên mạng, dễ trở thành nạn nhân của các vụ xâm nhập dữ liệu trái phép khi sử dụng những ứng dụng chỉnh sửa ảnh, ứng dụng trò chuyện. Trí tuệ nhân tạo có thể ghi nhớ, thu thập và phát tán nhanh chóng các thông tin riêng tư của trẻ. Nhất là hiện tại các vụ lừa đảo thông qua Deepfake ngày càng phổ biến tinh vi và cực kỳ nguy hiểm.

3. Trẻ em có thể tiếp cận thông tin không phù hợp lứa tuổi

Những thông tin từ các ứng dụng tích hợp trí tuệ nhân tạo như Chat GPT cung cấp cho người dùng là những thông tin tổng hợp từ nhiều nguồn trên Internet, bao gồm cả thông tin chính xác và thông tin không chính xác. Những thông tin này không tham chiếu bất kỳ dữ liệu thực tế và chỉ là các tập hợp thông tin ngẫu nhiên trên mạng. 

Một số thông tin còn bị sai lệch hoặc thậm chí cả những nội dung người lớn, bạo lực có thể hiển thị mà các bậc cha mẹ không muốn con mình xem hoặc tìm hiểu. 

Việc tiếp xúc quá nhiều thông tin xấu độc không kiểm chứng có thể khiến tâm sinh lý trẻ bị ảnh hưởng, sai lệch hành vi

4. Trí tuệ nhân tạo AI còn có thể ảnh hưởng đến tâm sinh lý và hành vi của trẻ

Theo đại diện NCSC, với sự trợ giúp của các công cụ AI, trẻ em có thể tìm thấy thông tin về bất kỳ chủ đề nào chỉ bằng một câu hỏi. Chatbot đã giúp việc điều hướng thông tin dễ dàng hơn mà không cần mở hàng chục trang web và đọc vô số bài viết để tổng hợp thông tin.

5. Tình trạng trầm cảm, lo lắng bất an ở trẻ có nguy cơ tăng cao Việc quá phụ thuộc vào AI còn có thể làm giảm khả năng học tập, nghiên cứu và làm việc chủ động của trẻ. Đặc biệt, việc tương tác quá nhiều với công nghệ AI có thể dẫn đến tình trạng trầm cảm, lo lắng bất an hoặc mất kỹ năng xã hội do ngày càng ít tương tác với người khác.

 

Việc tiếp xúc thường xuyên với các Chatbot ngay từ nhỏ sẽ khiến trẻ hạn chế tiếp xúc giao tiếp ở thế giới thực và có nhiều lầm tưởng

6. Tiếp xúc trí tuệ nhân tạo khiến trẻ có nhiều lầm tưởng

Việc tiếp xúc với Chatbot (ứng dụng trò chuyện) từ khi còn quá nhỏ sẽ khiến trẻ lầm tưởng trí tuệ nhân tạo là người bạn thật sự và hành động theo lời khuyên của AI. Trong khi đó, những lời khuyên này có thể bao gồm nội dung không chính xác, có hại hoặc gây hiểu nhầm.

Tuân thủ nguyên tắc 4T Tuân thủ - Thông minh - Thận trọng - Tử tế để bảo vệ trẻ trước ảnh hưởng của AI trên không gian mạng

7. Giải pháp bảo trẻ trước tác động ảnh hưởng của AI

Tuân thủ, Thông minh, Thận trọng và Tử tế chính là nguyên tắc 4T mà Cục An toàn thông tin khuyến cáo các bậc phụ huynh cần tuân thủ khi muốn cho trẻ em tham gia không gian mạng một cách an toàn nhất là trước các nguy cơ AI đối với trẻ em. Cụ thể:

  • Tuân thủ - tuân thủ tất cả các nguyên tắc, biện pháp bảo mật thông tin của nhà cung cấp đưa ra; 

  • Thông minh - trang bị kiến thức cơ bản cho bản thân và con em trên môi trường mạng; 

  • Thận trọng - luôn thận trọng với bất cứ thông tin nào trên môi trường mạng; 

  • Tử tế - cư xử văn minh, tuân thủ nguyên tắc ứng xử trên môi trường mạng.

Đặc biệt, Cục An toàn thông tin cũng nhấn mạnh rằng khi phụ huynh muốn cho con em tiếp cận các nội dung và ứng dụng AI, cần tuân thủ các nguyên tắc về độ tuổi và bảo mật mà nhà phát triển đặt ra, chỉ sử dụng các ứng dụng rõ nguồn gốc và có thể sử dụng các công cụ chặn lọc nội dung theo độ tuổi.

Trên đây là những tác động tiêu cực của AI có thể gây ra cho trẻ em. Mặc dù không thể nào ngăn chặn 100% tất cả các nguy cơ nói trên tuy nhiên việc tuân thủ nguyên tắc 4T theo khuyến nghị cũng như sự hỗ trợ quản lý chia sẻ chặn lọc các thông tin độc hại của bậc phụ huynh đối với con trẻ sẽ giúp giảm thiểu tối đa được các rủi ro.

 

 

 
 

Các bài khác:

 
 
Bài viết nổi bật
 
Chat Messenger