Chuyển đổi số trong ngành giáo dục tại Việt Nam

 

Không chỉ là bảng đen phấn trắng vỡ ô li, sự bùng nổ của công nghệ đã thúc đẩy nhanh chóng quá trình chuyển đổi số trong ngành giáo dục thông qua việc áp dụng công nghệ tiên tiến trong mọi quá trình của Giáo dục - Đào tạo và quản lí.

Chuyển đổi số ngành Giáo dục là ứng dụng công nghệ và đào tạo giảng dạy quản lý vận hành lớp học

1. Chuyển đổi số trong ngành Giáo dục là gì?

Chuyển đổi số trong giáo dục chính là việc ứng dụng những công nghệ tiên tiến vào phương pháp giảng dạy, vận hành và quản lý lớp học để tạo ra môi trường giáo dục thông minh, linh động hiệu quả cao với mức chi phí thấp nhằm cải thiện phương pháp giảng dạy giúp nâng cao trải nghiệm của cả người dạy lẫn người học.

Chuyển đối số giúp tạo ra môi trường học tập linh hoạt dễ dàng tiếp cận kho tài nguyên mở khổng lồ trong và ngoài nước

2. Lợi ích chuyển đổi số mang đến cho Giáo dục Việt Nam

Việc chuyển đổi số áp dụng công nghệ hiện đại vào việc dạy và học đã tạo ra bước ngoặt quan trọng, đóng vai trò vô cùng to lớn cho việc “trồng người” ở cả hiện tại lẫn tương lai. Cụ thể, chuyển đổi số ngành giáo dục đã mang đến nhiều lợi ích to lớn như:

  • Đảm bảo chất lượng giáo dục: Bigdata hỗ trợ việc lưu trữ đầy đủ kiến thức bài giảng điện tử từ cơ bản đến nâng cao và chuyên sâu. Dữ liệu thông tin hồ sơ giáo dục dễ dàng lưu trữ không bị thất thoát, tiết kiệm tiền in ấn và vấn đề không gian lưu trữ. Đặc biệt nếu có vấn đề nghiêm trọng xảy ra (như dịch bệnh) học sinh không thể đến lớp có thể họ online mà không bị mất đi kiến thức.
  • Học sinh sinh viên chủ động hơn trong học tập: Nhờ vào chuyển đổi số trong giáo dục học sinh/sinh viên có thể tiếp cận và khai thác kho tài liệu kiến thức khổng lồ cả trong nước lẫn quốc tế mà không bị giới hạn về khoảng cách từ đó chủ động hơn trong vấn đề học tập.
  • Theo dõi cải thiện kết quả học tập của học sinh, sinh viên: Quá trình học tập kết quả bài làm của học sinh/sinh viên được lưu trữ trên hệ thống giúp giáo viên và phụ huynh có thể theo sát tiến độ học tập của con em từ đó đưa ra phương pháp giảng dạy thích hợp, động viên kịp thời.
  • Tổ chức vận hành quản lý hiệu quả: Chuyển đổi số trong Giáo dục giúp gắn kết các phòng ban bộ phận trong trường trao đổi công việc dễ dàng thông qua chat nhóm, họ trực tuyến linh động tiết kiệm thời gian họp hành truyền đạt các quyết định, quyết sách.
  • Giảm thiểu chi phí học tập, chi phí vận hành trường học: Mô hình dạy học trực tuyến E-learning giúp giảm bớt chi phí thuê vật tư cơ sở vật chất để mở lớp,...

Việt Nam có 79,7% học sinh được học trực tuyến trong mùa dịch cao hơn so với một số nước trong khu vực

3. Thành tựu chuyển đổi số ngành Giáo Dục Việt Nam

Trong những năm qua, đặc biệt là sau đại dịch Cvid-19 có thể thấy được chuyển đổi số ngành Giáo dục Việt Nam đã có những bước tiến dài vượt bật. Báo cáo PISA của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) cho thấy rằng: Trong khó khăn của việc phòng - chống đại dịch Covid-19 việc ứng dụng công nghệ học trực tuyến tại Việt Nam có nhiều điểm tích cực nổi bật khả quan hơn các quốc gia khác trong khu vực. Cụ thể  “Việt Nam có 79,7% học sinh được học trực tuyến. Tỷ lệ này cao hơn mức trung bình chung của các nước OECD (67,5%). Ở bậc đại học, có trên 50% cơ sở giáo dục cũng dạy học từ xa, trong đó nhiều trường áp dụng trực tuyến hoàn toàn, một số cơ sở kết hợp giữa đào tạo trực tuyến và trực tiếp”.

Bên cạnh đó, ngành Giáo dục đã hoàn tất số hóa các dữ liệu thành lập cơ sở dữ liệu ngành, hơn 24 triệu học sinh/sinh viên 1,4 triệu giáo viên cùng  53.000 cơ sở Giáo dục đào tạo được định danh trên hệ thống. Cùng với đó là ngân hàng hàng trăm nghìn câu hỏi trắc nghiệm, kho tài nguyên dữ liệu mở phong phú cho người dạy và học tha hồ nghiên cứu như: luận văn luận án, bài báo khoa học,....

Chưa có sự kiểm soát sát sao và toàn diện về học liệu số trên internet

4. Thách thức trong quá trình chuyển đổi

Bên cạnh những thành tựu, chuyển biến tích cực quá trình chuyển đổi số ngành Giáo dục hiện vẫn còn nhiều khó khăn, bất cập, đầy thách thức. Cụ thể:

  • Thứ nhất các quy định trong pháp lý chuyên về giáo dục vẫn chưa được hoàn thiện: Việc dễ dàng chia sẻ các thông tin tài liệu,... ảnh hưởng lớn đến vấn đề tác quyền, sở hữu trí tuệ. Hiện các quy định pháp lý về vấn đề sở hữu trí tuệ vẫn còn nhiều bất cập và chưa được đồng nhất, dễ dàng gây tranh  cãi trong quá trình vận dụng vào giáo dục, học tập.
  • Thứ hai, quá trình tiếp cận về kiến thức trực tuyến ở vùng sâu, vùng xa gặp nhiều khó khăn: Đối với khu vực miền núi, vùng sâu gặp vùng xa, hải đảo việc trang bị cơ sở vật chất, thiết bị hạ tầng thông tin còn thiếu, chưa được đảm bảo đầy đủ dễ dẫn đến việc chênh lệch kiến thức so với các khu vực nội thành. Điều này khiến việc quản lý giảng dạy tại địa phương này còn gặp nhiều khó khăn.
  • Thứ 3, chưa có sự kiểm soát sát sao và toàn diện về học liệu số: Việc thiếu nguồn lực cũng như những hạn chế về tài chính khiến chúng ta chưa thực sự kiểm soát và tạo kho dữ liệu chuyên sâu. Đa phần các tài liệu vẫn còn thiếu tính xác thực nội dung kém tràn lan ảnh hưởng đến chất lượng học tập cũng như phí thời gian của người học.
  • Thứ 4, yêu cầu mỗi người học phải có thiết bị điện tử hiện đại như: Việc học trực tuyến yêu cầu người học phải có thiết bị điện tử để kết nối như điện thoại thông minh, ipad, máy tính,...đối với các gia đình khó khăn thì đây là vấn đề không hề dễ giải quyết.

Cần tuyên truyền nâng cao nhận thức cho học sinh sinh viên giáo viên về chuyển đổi số ngành Giáo dục từ đó đưa ra giải pháp phù hợp

5. Giải pháp thúc đẩy chuyển đổi số trong ngành Giáo Dục Việt Nam

Với những khó khăn thách thức mà chúng tôi vừa đề cập, Ngành Giáo dục cần phải có chiến lược cụ thể với lộ trình rõ ràng để đưa ra các giải pháp thúc đẩy chuyển đổi số trong ngành giáo dục.

  • Hoàn thiện hệ thống pháp lý: Cần thống nhất các quy định về: khai thác và chia sẻ dữ liệu; hình thức trong giảng dạy; quản lý hiệu quả khóa học trực tuyến; điều kiện mở trường học.
  • Sử dụng phần mềm quản lý: Sử dụng phần mềm quản lý tích hợp các tính năng công nghệ vượt trội sẽ giúp các cơ sở giáo dục dễ dàng quản lý mọi hoạt động giảng dạy văn phòng, tăng cường nghiệp vụ, quản lý hồ sơ nhanh chóng dễ dàng.
  • Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của chuyển đổi số ngành Giáo dục:  Phổ cập kiến thức tuyên truyền về tầm quan trọng của chuyển đổi số, bồi dưỡng đào tạo giảng viên về kỹ năng sử dụng công nghệ mới, kỹ năng an toàn thông tin trong quá trình tương tác giảng dạy trên môi trường internet
  • Hoàn thiện cơ sở dữ liệu trong giáo dục: Cần chú trọng việc thống nhất trong việc đồng bộ hóa và chia sẻ dữ liệu, chuyển đổi từ tài liệu giấy sang tài liệu điện tử để thuận tiện hơn cho việc học tập quản lý cũng như tạo kho tài liệu điện tử chuẩn xác và đầy đủ nhất.
  • Hoàn thiện cơ sở hạ tầng thiết bị công nghệ trong giáo dục: Cần ưu tiên hỗ trợ lắp đặt trang thiết bị công nghệ, thiết bị phát sóng wifi phục vụ việc dạy và học ở các vùng có điều kiện khó khăn, gia đình khó khăn từ đó tạo nên sự bình đẳng trong học tập tiếp thu kiến thức của mọi học sinh ở mọi nơi trên đất nước Việt Nam.
  • Tạo mạng xã hội học tập có kiểm soát: Nên xây dựng mạng xã hội giáo dục có sự kiểm soát và định hướng thống nhất, tạo sự kết nối giữa Học sinh - Gia đình - Nhà trường - Xã hội - Cơ quan quản lý Giáo dục để mọi người có thể chia sẻ nắm bắt tình hình tâm lý của con em kịp thời động viên vào thời điểm cần thiết.

Chuyển đổi số trong ngành Giáo dục ở Việt Nam được xem là ưu tiên hàng đầu trong lĩnh vực giáo dục với sự quan tâm phối hợp của các cấp ban ngành cùng những chiến lược dài hạn cụ thể mà không phải là giải pháp ứng phó cấp bách sau đại dịch. Hiểu rõ về chuyển đổi số ngành Giáo dục sẽ giúp bạn dễ dàng tiếp cận những kiến thức công nghệ mới nâng cao kiến thức, hiểu biết của bản thân và gia đình, con em để không bị tuột lại phía sau trong thời đại học tập 4.0.

 

 

 

 

Các bài khác:

 
 
Bài viết nổi bật