Công nghệ NFT là gì? Có phải NFT đang bị thổi phồng giá trị quá mức?

Bùng nổ trong năm 2021 như một xu hướng mới trên toàn cầu, NFT được tìm kiếm bàn tán sôi nổi tại các hội nhóm công nghệ, thương mại, tài chính,...Thậm chí nhiều người sẵn sàng chi ra hàng triệu USD chỉ để mua sở hữu một đoạn video, một bức tranh, một dòng twist,... dưới dạng NTF. Vậy công nghệ NTF là gì? Liệu NTF có phải đang bị thổi phồng giá trị lên quá mức? Cùng chúng tôi tìm hiểu nhé.

NFT chứng chỉ kỹ thuật số duy nhất ghi lại quyền sở hữu cho một sản phẩm điện tử

1. NFT là gì?

NFT là viết tắt của từ Non-Fungible Token là một loại tài sản điện tử độc nhất và không thể thay thế. Theo Collins, NFT là chứng chỉ kỹ thuật số duy nhất và không thể sao chép được đăng ký trong một blockchain, để ghi lại quyền sở hữu một tài sản là một sản phẩm điện tử.

Blockchain Ethereum nền tảng NFT phổ biến nhất

2. Nguồn gốc của NFT

Vào năm 2012, một người có tên Yoni Assia cho ra mắt Colored Coin trên blockchain Bitcoin. Phiên bản này được đánh giá là có nhiều điểm giống với NFT nhất. Bởi vào thời điểm đó, Yoni Assia tạo ra Colored Coin với mục đích sử dụng blockchain làm giấy chứng nhận quyền sở hữu cho các tài sản kỹ thuật số.

Mặc dù gặp thất bại không lâu sau đó nhưng cộng đồng tiền điện tử nhanh chóng đã nhận thấy tiềm năng của công nghệ blockchain trong việc lưu trữ các tài sản điện tử. Chính vì thế, 2 năm sau, một mã nguồn mở có tên Counterparty đã được cải tiến, xây dựng và chạy trên nền tảng blockchain của bitcoin.

Phiên bản này được xem là một trong những nền tảng bitcoin đầu tiên và dần dà trở thành địa chỉ uy tín của nhiều người tham gia. Đến năm 2017, một chuẩn có tên gọi ERC-721 xuất hiện. Chuẩn này cho phép người chơi có thể trao đổi, giao dịch trên nền tảng blockchain Ethereum và từ đó, nó đã giúp NFT được chú ý nhiều hơn.

Tác phẩm "Quantum" do nghệ sĩ Kevin McCoy tạo ra vào tháng 5/2014 được xem là tác phẩm đầu tiên được gắn quyền sở hữu NFT đầu tiên trong lịch sử. Tác phẩm đã được nhà đấu giá Sotheby’s mua lại với giá 1 triệu 472 nghìn USD vào tháng 6 năm nay.

NFT hoạt động dựa trên nền tảng blockchain

3. Cách thức hoạt động

NFT là một dạng chữ ký kỹ thuật số được lưu giữ trên nền tảng blockchain, hoạt động tương tự như cách mà tiền mã hóa (cryptocurrency).

Tài sản số như tranh ảnh, tác phẩm game,... khi được đánh dấu trên blockchain, và gán thêm một đoạn hash mã hóa đặt biệt sẽ trở thành một NFT. Khi đó các tài sản kỹ thuật số được coi là đã được tokenized (xác thực số). Nhờ đó, tất cả mọi người, ai cũng có thể xác minh, truy xuất nguồn gốc,cũng như quyền sở hữu đối với tài sản đó, khiến cho việc làm giả tài sản đó trở nên bất khả thi.

Giá trị NFT nằm ở quyền sở hửu chứ không phải bản thân sản phẩm

4. Giá trị

Giá trị của NFT nằm ở chổ quyền sở hữu sản phẩm chứ không phải ở bản thân sản phẩm đó. Nói một cách đơn giản thì nếu bạn mua một bức tranh NFT, tức là bạn đang mua quyền sở hữu bức tranh đó chứ không đồng nghĩa bạn sở hữu bức tranh có thể cầm nắm, treo lên tường như trước đây. Đương nhiên, sau khi mua bạn có toàn quyền sở hữu đối với chúng như: sử dụng, khai thác, bán lại chúng trên NFT.

Thị trường NFT tạo ra cơ hội cho nhiều bên từ bên tạo ra NFT để bán đến các sàn tổ chức đấu giá, thậm chí ngân sách các địa phương.

Trong thế giới kỹ thuật số, một bức tranh lưu ở dạng JPEG chỉ cần dùng lệnh copy là có thể sao chép thành nhiều bản NFT sẽ giải quyết vấn nạn sao chép này, tương tự như việc ai cũng có thể mua bản in của bức tranh Mona Lisa nhưng chỉ có bản treo ở Viện bảo tàng The Louvre mới được xem là bản gốc duy nhất.

Bên cạnh đó, Việc mã hóa các hàng hóa trong trò chơi được xem là bước tiến mới trong lĩnh vực này. Ứng dụng NFT vào mảng này vừa đáp ứng được nhu cầu của người chơi vừa giải quyết được các rủi ro mà các nền tảng game trực tuyến hay gặp phải.

NFT bùng nổ với các giao dịch được định giá hàng lên đến hàng trăm triệu đô

5. Có phải NFT đang bị thổi phồng giá trị quá mức? 

Sự phát triển quá nhanh của NFT đã dấy lên nghi vấn rằng giá trị của nó đang bị thổi phồng. Bởi theo thống kê, tháng 1-2021, thị trường NFT vào khoảng 400 triệu đôla nay đã lên đến 2 tỉ đôla mỗi tháng, thậm chí đến quý 3-2021 NFT đã đạt mốc 5,9 tỉ đôla!

Như chúng ta cũng biết NFT có giá rất cao, và người mua nó chắc chắn thuộc tầng lớp thượng lưu, giới siêu giàu. Các chuyên gia kinh tế nhận định, họ mua chúng không hẳn vì mục đích muốn sở hữu mà là muốn đánh bóng tên tuổi của mình. Do đó, nghi vấn về việc bị thổi phồng giá trị cũng là lẽ đúng.

Thế nhưng, không phải nhà đầu tư nào cũng muốn sở hữu một vật phẩm, các nhà đầu tư luôn sẵn sàng bỏ ra một khoản tiền lớn để mua một món đồ đắt với hy vọng nó sẽ mang lại giá trị cao hơn trong tương lai. Điều này vô tình khiến giá NFT bị đẩy lên cao. Tuy nhiên, trong NFT thì các vật phẩm đó có giá trị đắt hay rẻ còn tùy thuộc vào lúc quy đổi. Chẳng hạn khi bạn mua 1kg táo tại nông trại sẽ có giá rẻ hơn rất nhiều khi bạn mua nó ở siêu thị.

Dù được ra đời khá lâu, nhưng NFT chỉ mới được quan tâm và phát triển mạnh mẽ trong vài năm trở lại đây. Giờ đây, NFT được xem là mối đầu tư tiềm năng kể cả trong hiện tại và tương lai. Mặc dù mối đầu tư nào cũng có rủi ro tiềm ẩn nhưng cũng không thể phủ nhận giá trị mà NFT mang lại cho nền kinh tế trong thời điểm hiện tại. Chính vì vậy bạn cần xem xét thật kỹ, giữ một cái đầu lạnh đề cân nhắc đầu tư một cách chính xác khi thực hiện các giao dịch trong thị trường NFT để hạn chế tối đa những rủi ro có thể xảy ra.

 

 

Các bài khác:

 
 
Bài viết nổi bật