3 hình thức lừa đảo trực tuyến “bình mới rượu cũ” trên không gian mạng

 

Mặc dù liên tục được báo chí truyền thông đưa tin cảnh báo về các thủ đoạn lừa đảo nhưng vẫn rất nhiều người dùng internet vẫn sập bẫy các chiêu trò quen thuộc “bình mới, rượu cũ” là lừa đảo chiếm đoạt tài sản bằng đường link/file nén,  Giả mạo website, Lừa đảo thẻ tín dụng, chiếm đoạt tài sản thông qua mã QR.

Các thủ đoạn lừa đảo trực tuyến trên không gian mạng ngày càng tinh vi khó lường

1. Tình hình lừa đảo trực tuyến trên không gian mạng ở nước ta hiện nay

Theo Bộ Thông tin và Truyền thông, trung bình mỗi tuần, Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (NCSC) tiếp nhận khoảng 400 phản ánh của người dùng Internet Việt Nam về các trường hợp lừa đảo. Đặc biệt, trong 9 tháng qua Bộ Công an và Bộ Thông tin và Truyền thông đã phối hợp rà soát và ngăn chặn trên 2.400 trang web, tài khoản, lừa đảo, vi phạm pháp luật.

Có thể thấy tình trạng tội phạm công nghệ cao vẫn còn nhiều diễn biến phức tạp luôn có sự thay đổi, đan xen mới và cũ, ngày một tinh vi hơn. Trong đó lừa đảo chiếm đoạt tài sản bằng đường link/file nén,  Giả mạo website, Lừa đảo thẻ tín dụng, chiếm đoạt tài sản thông qua mã QR, là 3 hình thức lừa đảo trực tuyến đang phổ biến trên không gian mạng hiện nay.

Lừa đảo thông qua các link khảo sát, mã giới thiệu mua hàng trực tuyến qua ứng dụng siêu thị ngày càng phổ biến

2. Lừa đảo chiếm đoạt bằng đường link/file nén

Phương thức lừa đảo này được các đối tượng tội phạm thực hiện bằng cách phát tán mã giới thiệu ứng dụng siêu thị trực tuyến có chứa mã độc thông qua các link/file nén để xâm nhập thiết bị người dùng, từ đó đánh cắp dữ liệu cá nhân hoặc thu thập và đánh cắp thông tin cá nhân của học sinh sinh viên.

Thủ đoạn giả mạo website ngân hàng ngày càng tinh vi và khó phân biệt

3. Giả mạo website

Đối với trường hợp giả mạo website, các đối tượng lợi dụng sự kiện ra mắt sản phẩm mới của Apple hoặc các sự kiện ra mắt sản phẩm mới để lập các trang web giả mạo, quảng cáo bán iPhone 15/sản phẩm mới ra mắt khác với khuyến mãi hấp dẫn, đề nghị người mua đặt cọc tiền…

Ngoài ra còn có trường hợp giả mạo website của nền tảng Ticketbox để lừa đảo bán vé sự kiện của các nhóm nhạc, ca sĩ quốc tế nổi tiếng đến Việt Nam biểu diễn.

Mã QR tiện lợi thanh toán nhanh chóng nhưng tiềm ẩn nhiều nguy cơ khiến khách hàng bị chiếm đoạt tài sản nếu không tỉnh táo

4. Lừa đảo thẻ tín dụng, chiếm đoạt tài sản thông qua mã QR

Ở trường hợp lừa đảo thẻ tín dụng, chiếm đoạt tài sản thông qua mã QR, các mã QR lừa đảo thường dẫn tới các trang web giả mạo ngân hàng, sau đó yêu cầu  người dùng cung cấp, nhập các thông tin cá nhân, mã OTP hoặc tới các trang quảng cáo cờ bạc để cài mã độc vào thiết bị của người dùng,… Từ đó thu thập dữ liệu cá nhân thậm chí chiếm quyền điều khiển kiểm soát điện thoại, tài khoản mạng xã hội, tài khoản ngân hàng của người dùng.

Nhanh chóng kịp thời thông báo cho cơ quan chức năng khi gặp trường hợp nghi ngờ lừa đảo

5. Cần làm gì để phòng tránh lừa đảo trực tuyến?

Để phòng tránh lừa đảo trực tuyến, đại diện Cục an ninh mạng và phòng chống tội phạm công nghệ cao (A05), Bộ Công an khuyến cáo, người dân cần lưu ý những điều sau:

  • Nâng cao cảnh giác khi nhận được các cuộc gọi tự xưng là cán bộ cơ quan Nhà nước hay lực lượng công an thông báo điều tra các vụ án.
  • Trường hợp có nghi ngờ về hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản, người dân cần kịp thời thông báo cho cơ quan công an nơi gần nhất để được tiếp nhận, hướng dẫn giải quyết.
  • Thường xuyên kiểm tra, rà soát, cập nhật các tính năng bảo mật, quyền riêng tư trên các trang, tài khoản mạng xã hội.
  • Luôn kiểm tra kỹ thông tin website khi thực hiện các giao dịch trực tuyến bởi các website chính thức của tổ chức, doanh nghiệp sẽ đăng ký với cơ quan có thẩm quyền và được đánh dấu an toàn như dùng giao thức "https".
  • Tuyệt đối không nhấn vào các đường link hoặc mở các tệp đính kèm trong thư điện tử, tin nhắn được gửi từ địa chỉ không xác định.
  • Tuyệt đối không cung cấp thông tin cá nhân, số điện thoại, tài khoản ngân hàng của mình cho bất kỳ đối tượng nào khi chưa biết rõ nhân thân, lai lịch của người đó.
  • Tuyệt đối không cho mượn, cho thuê các giấy tờ cá nhân, không nhận mở tài khoản, chuyển khoản ngân hàng hay nhận tiền chuyển khoản ngân hàng cho người không quen biết.
  • Khi nhận được tin nhắn, cuộc gọi hay video người thân qua các ứng dụng mạng xã hội yêu cầu vay tiền, chuyển tiền, người dùng cần xác nhận lại thông tin, tìm cách xác thực qua gặp mặt trực tiếp hoặc gọi điện.

Trên đây là 3 hình thức lừa đảo trực tuyến phổ biến trên không gian mạng mà chúng tôi đã tổng hợp. Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi vừa cung cấp sẽ giúp người dùng có thêm nhiều thông tin để nâng cao cảnh giác phòng tránh bị lừa đảo tiền mất tật mang trước các thủ đoạn lừa đảo ngày càng tin vi của các tin tặc nhé.

 

 

 

Các bài khác:

 
 
Bài viết nổi bật