Thông tư 06/2023/TT-BYT - Sửa đổi quy định về đấu thầu thuốc tại cơ sở y tế công lập

 

Thời gian vừa qua, do sự thiếu đồng bộ trong các văn bản quy phạm pháp luật về quy định đấu thầu mua sắm thuốc tại bệnh viện công đã khiến các cơ sở y tế công lập gặp thiếu vật tư y tế gây khó khăn trong công tác khám chữa bệnh cho bệnh nhân. Để tháo gỡ nút thắt trên, Bộ Y tế đã ban hành Thông tư 06/2023/TT-BYT - Sửa đổi quy định về đấu thầu thuốc tại cơ sở y tế công lập.

Thông tư số 06/2023/TT-BYT sửa đổi quy định đấu thầu thuốc tại cơ sở y tế công lập

1. Nội dung sơ bộ của Thông tư 06/2023/TT-BYT

Ngày 12-03-2023, Bộ Y tế đã ký ban hành Thông tư số 06/2023/TT-BYT để sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 15/2019/TT-BYT của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định việc đấu thầu thuốc tại các cơ sở y tế công lập.

Cụ thể, Thông tư 06/2023/TT-BYT sửa đổi khoản 2 Điều 8 về gói thầu thuốc biệt dược gốc hoặc tương đương điều trị đồng thời bỏ nguyên tắc giá kế hoạch không được cao hơn giá trúng thầu cao nhất đã được công bố trong điểm c khoản 4 Điều 14 của Thông tư 15/2019/TT-BYT trước đó.

Thông tư 06/2023/TT-BYT có hiệu lực từ ngày 27/4/2023

2. Hiệu lực thi hành

Thông tư 06/2023/TT-BYT do Bộ Y tế ban hành nhằm sửa đổi quy định về đấu thầu thuốc tại cơ sở y tế công lập chính thức có hiệu lực ngày 27 tháng 4 năm 2023.

Thông tư 06/2023/TT-BYT bỏ quy định giá đấu thầu thuốc năm sau không được cao hơn năm trước

3. Những điểm sửa đổi mới đáng lưu ý

Theo Điểm c, khoản 4, Điều 14 tại Thông tư 15/2019/TT-BYT thì

Khi lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu, đơn vị phải tham khảo giá thuốc và dược liệu trúng thầu trong vòng 12 tháng trước của các cơ sở y tế do Bộ Y tế công bố trên trang thông tin điện tử để làm cơ sở xây dựng đơn giá của từng thuốc, dược liệu”

Giá kế hoạch của từng thuốc, dược liệu không được cao hơn giá trúng thầu cao nhất của thuốc, dược liệu đó trong mỗi nhóm tiêu chí kỹ thuật đã được công bố”

Nói một cách dễ hiểu thì giá kế hoạch theo Thông tư 15/2019/TT-BYT chính là giới hạn giá tối đa cho sản phẩm đấu thầu đó dựa theo giá tham khảo của giá trúng thầu vào năm trước đó. Nếu đơn vị cung cấp chào gói thầu cao hơn giá kế hoạch sẽ bị chấm trượt thầu.

Tuy nhiên, với Thông tư 06/2023/TT-BYT, thì khi lập kế hoạch chọn nhà thầu, xây dựng đơn giá của từng thuốc, dược liệu, vị thuốc cổ truyền, đơn vị có thể tham khảo “Giá thuốc, dược liệu, vị thuốc cổ truyền trúng thầu theo tiêu chí kỹ thuật của các cơ sở y tế hoặc trúng thầu tập trung cấp địa phương trong vòng 12 tháng trước hoặc trúng thầu tập trung cấp Quốc gia, đàm phán giá còn hiệu lực của thỏa thuận khung được công bố trên trang Thông tin điện tử của Bộ Y tế”.

Tại thời điểm lập kế hoạch chọn lựa nhà thầu cung ứng các sản phẩm thuốc hóa dược, vắc xin, sinh phẩm y tế, thuốc cổ truyền, dược liệu, phải tham khảo 3 báo giá/hóa đơn bán hàng của các nhà cung ứng khác nhau.

Đối với trường hợp thuốc không đủ 03 báo giá/hóa đơn bán hàng của các nhà thầu cung ứng khác nhau ngay tại thời điểm lập kế hoạch chọn nhà thầu cung ứng thì, Thủ trưởng đơn vị sẽ căn cứ vào ít nhất 01 báo giá/hóa đơn bán hàng của nhà cung cấp thời điểm đó đồng thời, giải trình, chịu trách nhiệm về giá kế hoạch đề xuất và bảo bảo không vượt giá bán buôn kê khai, kê khai lại còn hiệu lực của thuốc đã tham khảo.

Bên cạnh đó, Thông tư 06/2023/TT-BYT cũng sửa đổi khoản 2 Điều 8 quy định về gói thầu thuốc biệt dược gốc hoặc tương đương điều trị.

Cụ thể, gói thầu thuốc biệt dược gốc hoặc tương đương điều trị có thể có một hoặc nhiều thuốc biệt dược gốc hoặc tương đương điều trị với thuốc biệt dược gốc, hoặc sinh phẩm tham chiếu, mỗi thuốc là một phần của gói thầu.

Thông tư 06/2023/TT-BYT hứa hẹn sẽ mở ra môi trường cạnh tranh đấu thầu trang thiết bị y tế ba bên đều có lợi, vừa giúp doanh nghiệp cung ứng có lợi nhuận vừa giúp cơ sở y tế công lập giải tỏa cơn khát về vật tư, trang thiết bị y tế trong việc khám và chữa bệnh cho người dân. Cùng chờ xem nhé!

 

 

 

 

Các bài khác:

 
 
Bài viết nổi bật