Mối liên quan giữa khái niệm chuyển đổi số & số hóa

 

Chuyển đổi số và số hóa, đều là các khái niệm để nói đến việc ứng dụng công nghệ vào quy trình làm việc tại doanh nghiệp. Tuy nhiên, đây là 2 khái niệm hoàn toàn khác nhau. 

Chuyển đổi số

Đầu tiên là khái niệm chuyển đổi sổ. Hiểu đơn giản, chuyển đổi số là các hoạt động chuyển đổi con người, nhận thức & chuyển đổi công nghệ để thích ứng với sự phát triển của toàn bộ tổ chức. 

Chuyển đổi số (digital transformation) là quá trình tận dụng các công nghệ số để thay đổi và cải tiến hoạt động kinh doanh của một tổ chức hoặc công ty. Chuyển đổi số là một quá trình phức tạp, đòi hỏi sự thay đổi toàn diện về cách thức hoạt động của tổ chức và các mối quan hệ với khách hàng, đối tác và nhân viên. 

Mục đích cuối cùng của chuyển đổi số nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh, tăng cường sức cạnh tranh và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường.

Ví dụ: các doanh nghiệp chuyển đổi thanh toán từ tiền mặt sang thanh toán online bằng ví điện tử như Momo, Zalopay, quét mã QR… Để có thể thực hiện được các việc này doanh nghiệp cần số hóa quy trình trước khi triển khai hình thức thanh toán này cho người mua, các đơn vị bán hàng, các đối tác thu hộ. 

Doanh nghiệp phải số hóa quy trình trước khi ứng dụng công nghệ vào hoạt động trao đổi, mua bán

Số hóa

Số hóa là quy trình hiện đại hóa các phương thức làm việc thông thường sang kỹ thuật số. Số hóa gồm 2 nội dung chính, bao gồm: số hóa thông tin & số hóa quy trình. 

Số hóa thông tin

Các thông tin sau khi số hóa sẽ được đưa lên hệ thống máy tính, xử lý và quản lý bởi phần mềm chuyên dụng, giúp việc lưu trữ, tìm kiếm & truy xuất được diễn ra dễ dàng hơn. 

Số hóa quy trình

Là việc ứng dụng công nghệ thông tin vào vận hành công việc, giúp quá trình xử lý trở nên đơn giản, tăng hiệu suất và tính chính xác cho công việc cần thực hiện. 

Ví dụ, việc ký hồ sơ bằng chữ ký số, giúp tiết kiệm được thời gian để đến trực tiếp hoặc chuyển phát nhanh bằng hồ sơ giấy. 

Tuy nhiên để ứng dụng được công nghệ, thì cả bên gửi & bên nhận, đều phải được trang bị công nghệ để đảm bảo truy xuất được thông tin đã số hóa (chữ ký số). 

Số hóa giúp quy trình làm việc nhanh hơn, hiệu quả hơn, tiết kiệm thời gian hơn 

Từ các ví dụ trên có thể thấy rằng, số hóa là một phần thuộc quy trình chuyển đổi số. Trong khi đó, chuyển đổi số là 1 quá trình thay đổi toàn diện. Mục đích cuối cùng của chuyển đổi số & số hóa, đều nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh, tăng cường sức cạnh tranh và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường.

 

 

Các bài khác:

 
 
Bài viết nổi bật