Căn cước công dân gắn chip và quy định mới về CCCD gắn chip có hiệu lực từ 2023

 

Trước mục tiêu chuyển đổi số trong thủ tục hành chính Đảng và nhà nước đã và đang tiến hành đẩy nhanh quá trình tích hợp hàng loạt giấy tờ cá nhân vào căn cước công dân gắn chip đồng thời bổ sung nhiều quy định mới về căn cước công dân gắn chip có hiệu lực từ năm sau. Bộ Công an cũng khuyến cáo người dân nên nhanh chóng hoàn tất thủ tục đăng ký căn cước công dân gắn chip để được hưởng đầy đủ quyền lợi của mình.

Các địa phương trên cả nước đang khẩn trương triển khai đổi/đăng ký CCCD gắn chip

1. Vì sao phải đăng ký CCCD gắn chip càng sớm càng tốt

Tích hợp căn cước công dân gắn chip vào các giấy tờ tùy thân chính là mục tiêu quan trọng hàng đầu trong Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 của Chính phủ.

Chính vì vậy từ năm 2022, khi người dân xin đổi, cấp lại CMND/CCCD mã vạch cũ đã hết hạn hoặc không còn giá trị sử dụng đều sẽ được hướng dẫn đăng ký sang thẻ căn cước công dân gắn chip.

Trong các trường hợp như: Khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi;  Thẻ CCCD bị hư hỏng không sử dụng được; Công dân có thay đổi họ, chữ đệm, tên, đặc điểm nhận dạng; Công dân xác định lại giới tính, quê quán; Thẻ căn cước công dân có sai sót về thông tin; Công dân bị mất thẻ căn cước công dân; Công dân được trở lại quốc tịch Việt Nam nếu không đổi sang thẻ căn cước công dân gắn chip sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật theo khoản 1 Điều 10 Nghị định 144/2021/NĐ-CP với mức phạt từ 300.000 - 500.000 đồng

Tương tự CMND/CCCD mã vạch CCCD gắn chip có thời hạn đến khi công dân đủ 25, 40, 60 tuổi

2. Thời hạn sử dụng CCCD gắn chip

Tương tự như mẫu thẻ CMND/CCCD mã vạch trước đây, căn cước công dân gắn chip vẫn phải thời hạn sử dụng đến khi người được cấp đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi. Nhưng nếu đã được cấp trong 02 năm trước các mốc tuổi này, thì vẫn được sử dụng đến mốc tuổi tiếp theo.

Ví dụ, nếu bạn sinh ngày 20/3/2002 đi làm căn cước công dân gắn chip vào năm 2022 khi bạn 20 tuổi thì CCCD gắn chip của bạn sẽ có giá trị sử dụng đến ngày 20/3/2027 khi bạn 25 tuổi. Tuy nhiên nếu bạn đi làm CCCD gắn chip vào năm 2026 khi bạn 24 tuổi thì căn cước công dân gắn chip của bạn sẽ có giá trị sử dụng đến khi bạn 40 tuổi tức ngày 20/3/2038.

Bên cạnh đó, trong trường hợp công dân đủ 60 tuổi kể từ thời điểm cấp thẻ, thì thời hạn sử dụng thẻ của họ là đến suốt đời, cho đến khi công dân mất đi.

Sử dụng CCCD rút tiền tại các cây ATM thay thế cho thẻ ngân hàng,...

3. CCCD gắn chip sẽ thay thế giấy tờ nào

Ngày 01/3/2022, Văn phòng Chính phủ ra thông báo số 62/TB-VPCP yêu cầu các Bộ, ban ngành, địa phương khẩn trương phối hợp với Bộ Công an cùng triển khai việc tích hợp các giấy tờ tùy thân của công dân như: thẻ bảo hiểm y tế (BHYT), giấy phép lái xe (GPLX), giấy đăng ký xe ô tô, mô tô, xe máy, thẻ ngân hàng,... để công dân có thể sử dụng thẻ căn cước công dân gắn chip trong các giao dịch, thực hiện thủ tục hành chính công thuận tiện hơn.

CCCD gắn chip được mã hóa dữ liệu bảo mật rất cao và an toàn khi sử dụng trong các giao dịch

4. Tính bảo mật của CCCD gắn chip

Với việc thay thế cho các loại giấy tờ tùy thân trong các thủ tục hành chính cũng như các giao dịch cá nhân của công dân tính bảo mật của căn cước công dân gắn chip là một trong những mối quan tâm hàng đầu.

Căn cước công dân gắn chip tuân thủ theo tiêu chuẩn bảo mật của thế giới và của Việt Nam đảm bảo thẻ không thể bị theo dõi ngầm, không bị đọc trộm thông tin trên thẻ nếu công dân không tự xuất trình thẻ CCCD để tiếp xúc với đầu đọc thẻ. Mọi thông trao đổi của thẻ CCCD gắn chip với đầu đọc thẻ đều được mã hóa giúp công dân không bị nghe lén, lấy trộm thông tin.

chip được gắn trên CCCD mới được đặt hàng từ Đức và gắn vào thẻ tại 1 nhà máy ở Việt Nam với quy trình bảo mật tuyệt đối. Đồng thời, chip trên CCCD được trang bị nguồn điện nên không thể cung cấp vị trí định vị chính xác của người mang theo thẻ, nên mọi người an tâm về việc mình sẽ không bị theo dõi khi sử dụng căn cước công dân gắn chip nhé.

Đặc biệt, hình ảnh được in trên căn cước công dân gắn chip là ảnh được lưu bên trong chip ngay trong quá trình sản xuất, lưu trữ các nhận dạng sinh trắc học vì thế, kẻ gian không thể nào lấy trộm thẻ để sử dụng vào mục đích bất hợp pháp, chiếm đoạt tài sản.

Công dân nhanh chóng tiến hành đăng ký/đổi CCCD gắn chip để được hưởng nhiều quyền lợi hơn

5. Ưu và nhược điểm của CCCD gắn chip

Ưu điểm:

  • Tính bảo mật cao, chỉ chủ thẻ mới sử dụng được trong các giao dịch thủ tục hành chính, nếu bị mất rơi vào tay kẻ gian người dân không lo bị đánh cắp thông tin sử dụng vào mục đích xấu.
  • Tích hợp nhiều loại giấy tờ tùy thân như: BHYT, GPLX, thẻ ngân hàng,...
  • Thực hiện thủ tục hành chính nhanh chóng không phải mang nhiều giấy tờ cùng lúc cũng như hạn chế tiền phô tô, công chứng giấy tờ.
  • Cho phép tích hợp nhiều ứng dụng chữ ký số, xác thực sinh trắc học thực hiện các giao dịch online dễ dàng và an toàn.
  • Phòng tránh việc bị giả mạo giấy tờ.

Nhược điểm:

  • Nếu không may bạn làm mất căn cước công dân gắn chip sẽ tốn nhiều thời gian để đăng ký làm lại và tích hợp lại các giấy tờ dữ liệu đã được lưu trữ.

Căn cước công dân gắn chip sẽ dần thay thế cho các loại giấy tờ tùy thân như chúng tôi đã đề cập, đồng thời các quy định về CCCD gắn chip cũng sẽ có hiệu lực từ năm 2023, nếu bạn chưa đăng ký CCCD gắn chip hãy nhanh chóng dành thời gian để đăng kí để được hưởng nhiều quyền lợi mới nhé.

 

 

Các bài khác:

 
 
Bài viết nổi bật