4 bước quan trọng trong quy trình chuyển đổi số doanh nghiệp

Chuyển đổi số (digital transformation) - lối đi đúng đắn giúp nhiều doanh nghiệp thoát khỏi ảnh hưởng từ COVID-19. 5 năm trước, khi khái niệm chuyển đổi số mới được nhắc tới ở Việt Nam, chỉ được một bộ phận rất nhỏ doanh nghiệp quan tâm. Tuy nhiên, sau nCovid-19, doanh nghiệp buộc phải nhìn nhận chuyển đổi số là bước quan trọng trong hành trình phát triển và bứt tốc.

Chuyển đổi số  là cuộc đua buộc doanh nghiệp dù lớn hay nhỏ cũng phải thực hiện để tái cơ cấu, chuyển mình trước quy trình vận hành và hoạt động đã quá lỗi thời. 

 

1. Xác định đúng thực trạng doanh nghiệp

Chuyển đổi số  là cuộc đua buộc doanh nghiệp dù lớn hay nhỏ cũng phải thực hiện để tái cơ cấu, chuyển mình trước quy trình vận hành và hoạt động đã quá lỗi thời. 

Theo số liệu của Harvard Business Review, cứ 3 doanh nghiệp đối thủ tham gia cuộc đua chuyển đổi số, 1 trong số đó sẽ ‘chuyển đổi’ từ mô hình truyền thống. 

Lúc này, việc của người lãnh đạo là xác định thực trạng của doanh nghiệp là sẽ thích hợp với quy trình chuyển đổi số như thế nào. 

Những bài học kinh nghiệm từ quá khứ chỉ ra rằng, sau mỗi cuộc đại khủng hoảng, hành vi của khách hàng sẽ hoàn toàn thay đổi. Chính vì vậy, phương thức kinh doanh cũ có thể sẽ trở nên lỗi thời buộc doanh nghiệp phải có những điều chỉnh tương ứng để thích nghi.

Ngay từ đầu, doanh nghiệp xác định chuyển đổi số thì cần đảm bảo được nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho quy trình chuyển đổi số

2. Chuẩn bị về nhân lực

Ngay từ đầu, doanh nghiệp xác định chuyển đổi số phải thực sự ưu tiên về chuẩn bị và đào tạo, đảm bảo được nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho quy trình chuyển đổi số. 

Nếu nhân sự cũ đã quá già cỗi, hãy mạnh dạn bổ sung nguồn nhân lực mới sáng tạo hơn, làm việc hiệu quả hơn và nhanh nhạy hơn để thích ứng với việc thay đổi nền tảng làm việc, thay đổi cách thức quản lý, thay đổi cách tiếp cận khách hàng. 

3. Thay đổi về quy trình và công cụ làm việc

Doanh nghiệp có thể thực hiện chuyển đổi số theo nhiều cách khác nhau tùy vào ngành nghề hoạt động. Theo số liệu phân tích, các phương thức thường dùng sẽ rơi vào 1 trong 5 nhóm chính dưới đây:

  • Tối ưu nền tảng số – tạm hiểu là tạo ra một ‘sàn giao dịch’ để khách hàng và doanh nghiệp có thể kết nối trực tiếp với nhau và hưởng lợi từ mạng lưới kết nối này… Ví dụ, nền tảng cho phép khách hàng mua bán, trao đổi sản phẩm đã mua với những khách hàng khác

  • Tích hợp digital vào sản phẩm, dịch vụ  – ‘số hóa’ sản phẩm, dịch vụ đang cung cấp. Chẳng hạn, nhà phân phối nội thất tích hợp AR giúp khách hàng trải nghiệm ảo đối với sản phẩm trước khi đặt mua. 

  • Cá nhân hóa sản sản phẩm theo sở thích khách hàng – ứng dụng big data để cung cấp những sản phẩm/ dịch vụ dành riêng cho đối tượng hướng tới. 

  • Phân phối sản phẩm trên kênh online – xây dựng kênh Online chuyên nghiệp giống như cửa hàng truyền thống là giải pháp thường được doanh nghiệp Việt ứng dụng để chuyển đổi mô hình kinh doanh truyền thống. 

  • Tự động hóa quy trình – có thể hiểu là ứng dụng công nghệ, kỹ thuật ‘số’ để tối giản quy trình làm việc, tiếp cận và chăm sóc khách hàng. Ví dụ sử dụng hệ thống email automation để chăm sóc khách hàng theo kịch bản có sẵn. 

4. Xử lý rủi ro

Bất kỳ một tổ chức này khi đã bước vào guồng hoạt động ổn định, thì việc thay đổi toàn bộ hoặc thay đổi toàn diện như chuyển đổi số, thì hoàn toàn có thể gặp những rủi ro bất ngờ. Do đó, nếu doanh nghiệp đã quyết định chuyển đổi, thì không thể bỏ qua những rủi ro để sớm có phương án giải quyết phù hợp. 

1. Rủi ro về quản trị dữ liệu và tính riêng tư, bởi dữ liệu người dùng luôn được coi như huyết mạch của nền kinh tế số. 

2. Rủi ro về mặt đổi mới do yêu cầu ngày càng cao của khách hàng. 

3. Rủi ro an ninh mạng. Doanh nghiệp cần chú ý xây dựng chiến lược kiểm soát rủi ro linh hoạt để ứng phó sớm nhất có thể nếu không may xảy ra các vấn đề về an ninh hoặc tấn công mạng. 

Chuyển đổi số là điều bắt buộc, nhưng không phải là dễ dàng dù là đối với doanh nghiệp lớn hay nhỏ, có tiềm lực kinh tế đến đâu. Do đó, chuẩn bị mọi thứ trong tầm kiểm soát sẽ giúp nhà quản trị dễ dàng đưa ra quyết định nếu gặp vấn đề xảy ra, đảm bảo mọi thứ thay đổi theo kế hoạch đã chuẩn bị sẵn. 





 

 


 

 

Các bài khác:

 
 
Bài viết nổi bật
 
Chat Messenger