Các loại giấy tờ tùy thân gắn chip năm 2022

CCCD gắn chíp

Giấy tờ tùy thân, CCCD gắn chíp là công cụ quan trọng dùng để xác định đặc điểm nhân dạng, nhân thân của một người cụ thể. Gắn chíp điện tử vào giấy tờ tùy thân sẽ mang đến nhiều lợi ích và thuận lợi cho cơ quan quản lý cũng như cá nhân sở hữu. Cùng chúng tôi điểm mặt các loại giấy tờ tùy thân gắn chíp năm 2022 trong bài viết bên dưới nhé!

Chíp được tích hợp ở mặt sau của CCCD gắn chíp

1. CCCD gắn chíp

So với chứng minh thư và CCCD mã vạch, CCCD gắn chíp được trang bị thêm mã QR Code góc trên bên phải mặt trước thẻ và chíp điện tử ở mặt sau thẻ. Trong đó:

  • Mã QR code sẽ lưu thông tin về số thẻ căn cước công dân, mã hóa toàn bộ các thông tin của người dân như: Họ tên, năm sinh, địa chỉ và ngày cấp căn cước công dân. Lưu ý với mã QR code bất kỳ ai có điện thoại thông minh đều có thể quét mã và biết các thông tin cá nhân của bạn, nên đừng để lộ hình ảnh CCCD gắn chíp lên mạng hay cho các đối tượng đáng nghi nhé
  • Thẻ chíp điện tử: chứa các thông tin: Số căn cước công dân; họ và tên, họ và tên khác; số chứng minh nhân dân đã được cấp; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; quốc tịch; dân tộc; tôn giáo; quê quán; nơi đăng ký thường trú; đặc điểm nhận dạng; ngày cấp; ngày hết hạn; họ tên cha/mẹ, vợ/chồng; ảnh chân dung; đặc điểm vân tay 2 ngón trỏ; dự phòng cho ảnh mống mắt và các thông tin khác.

Theo quy định trên, thời hạn sử dụng của CCCD gắn chíp sẽ phụ thuộc vào độ tuổi của người được cấp. Cụ thể:

  • Căn cước công dân được cấp từ khi đủ 14 đến trước 23 tuổi sẽ hết hạn vào năm 25 tuổi.
  • Căn cước công dân được cấp từ khi đủ 23 đến trước 38 tuổi sẽ hết hạn vào năm 40 tuổi.
  • Căn cước công dân được cấp từ khi đủ 38 đến trước 58 tuổi sẽ hết hạn vào năm 60 tuổi.
  • Căn cước công dân từ khi đủ 58 tuổi trở đi sẽ được sử dụng cho đến khi người đó chết (trừ trường hợp thẻ bị mất hoặc hư hỏng).

CCCD gắn chíp được cho là có độ bảo mật cao, khó làm giả mạo giấy tờ tùy thân. Trong tương lai, thẻ CCCD gắn chíp sẽ tích hợp thêm các loại giấy tờ tùy thân như: giấy phép lái xe, bảo hiểm xã hội, thẻ ngân hàng,...Điều này tạo điều kiện thuận cho công dân thực hiện các giao dịch hành chính, nhanh chóng và bớt các thủ tục giấy tờ phức tạp, thúc đẩy Chính phủ điện tử, Chính phủ số.

Thẻ ATM gắn chíp đảm bảo an toàn bảo mật thông tin, thúc đẩy thanh toán không tiền mặt

2. Thẻ ATM gắn chíp

Bắt đầu cuối tháng 3/2021 Ngân hàng nhà nước sẽ dừng phát hành thẻ từ ATM để chuyển sang thẻ ATM gắn chip. Trên bề mặt thẻ ATM gồm một vi mạch ở mặt trước thẻ có tác dụng vụ lưu trữ và mã hóa thông tin cá nhân với mật độ cao khi khách hàng thực hiện giao dịch ở máy POS và ATM.

ATM gắn chíp hiện nay được chia thành hai là ATM gắn chíp không tiếp xúc và ATM tiếp xúc cụ thể:

  •  ATM gắn chíp không tiếp xúc: phải được đặt vào khe nhận thẻ trên đầu đọc thì mới có thể ghi, xóa hay truy xuất dữ liệu.
  • ATM có tiếp xúc: người dùng không cần phải cho thẻ tiếp xúc trực tiếp với đầu thẻ đọc, khe đọc thẻ vẫn nhận được thông tin khi khoảng cách giữa đầu đọc và thẻ chip này từ 2-10cm

Thẻ ATM gắn chíp được nhận định là an toàn và bảo mật cao hơn so với thẻ từ truyền thống hạn chế được các rủi ro giúp khách hàng an tâm và tin tưởng khi thực hiện các giao dịch. Từ đó thúc đẩy việc thanh toán không dùng tiền mặt. Thời hạn sử dụng của thẻ ATM gắn chíp tùy thuộc vào từng ngân hàng và được in ở mặt trước của thẻ.

Passport gắn chíp được triển khai từ ngày 01/7/2022

3. Passport gắn chip (hộ chiếu phổ thông gắn chip)

Đáp ứng nhu cầu số hóa hội nhập toàn cầu, ngày 01/7/2022 Bộ Công an bắt đầu triển khai cấp hộ chiếu mới gắn chip điện tử.

Con chíp trong thẻ Passport được đặt trong bìa sau của hộ chiếu được mã hóa và chữ ký số của người cấp chứa đầy đủ các thông tin cá nhân như: tên, ngày tháng năm sinh, CCCD, số hộ chiếu…. Đặc biệt, passport gắn chíp còn có thể lưu trữ đặc điểm sinh trắc học, ảnh hay thông tin cá nhân của công dân.

Thời hạn của hộ chiếu phổ thông được pháp luật quy định như sau:

  • Hộ chiếu phổ thông cấp cho người từ đủ 14 tuổi trở lên có thời hạn 10 năm và không được gia hạn.
  • Hộ chiếu phổ thông cấp cho người chưa đủ 14 tuổi có thời hạn 05 năm và không được gia hạn.
  • Hộ chiếu phổ thông cấp theo thủ tục rút gọn có thời hạn không quá 12 tháng và không được gia hạn.
  • Đặc biệt, đối với hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ có thời hạn từ 01 năm đến 05 năm; có thể được gia hạn một lần không quá 03 năm.

Lưu ý hộ chiếu đã được cấp trước ngày 01/1/2022 được sử dụng đến hết thời hạn theo quy định trên.

CCCD gắn chíp, ATM gắn chíp, passport 3 loại giấy tờ tùy thân quan trọng đã đang được triển khai gắn chíp trong năm 2022. Bạn đã đổi những loại giấy tờ cũ sang chíp điện tử hết chưa, nếu chưa còn chần chờ gì mà không nhanh chóng đến cơ quan có thẩm quyền để được hỗ trợ sớm nhất nhé!

 

 

Các bài khác:

 
 
Bài viết nổi bật
 
Chat Messenger