Chuyển đổi số ngành Logistics - Thay đổi, phát triển, bứt phá trong thời đại 4.0

 

Chuyển đổi số trong logistics được xem như điều kiện tất yếu quyết định đến tính cạnh tranh sống còn của các doanh nghiệp kinh doanh ngành vận tải. Tình hình chuyển đổi số trong ngành vận tải như thế nào? Cần làm gì để thay đổi, bứt phá trong thời đại 4.0?

Logistics là quá trình ứng dụng công nghệ tiên tiến vào quá trình vận chuyển hàng hóa

1. Chuyển đổi số trong logistics là gì?

Chuyển đổi số ngành logistics là quá trình áp dụng công nghệ tiên tiến hiện đại như: AI, Big data, số hóa dữ liệu nhằm tối ưu đảm bảo sự xuyên suốt trong việc vận chuyển hàng hóa để vừa nâng cao trải nghiệm của khách hàng vừa giảm chi phí vận chuyển tăng doanh thu doanh nghiệp.

Chuyển đổi số ngành logistics ở Việt Nam có quy mô khoảng 40 - 42 tỷ USD/năm

2. Thực trạng chuyển đổi số logistics ở Việt Nam

Chuyển đổi số trong logistic ở Việt Nam hiện đang được các doanh nghiệp kinh doanh vận tải quan tâm và đang trên đà phát triển với  sự tham gia chuyển đổi của hơn 3000 doanh nghiệp chiếm khoảng 40% trong tổng số các doanh nghiệp kinh doanh vận tải trong nước tham gia với tổng quy mô khoảng 40 - 42 tỷ USD/năm tương đương với tốc độ tăng trưởng khoảng 14 - 16% trong năm.

Các doanh nghiệp tiêu biểu đã và đang tiến hành các kế hoạch chuyển đổi số ngành logistics có thể kể đến như: Bưu điện Việt Nam, Cảng quốc tế Tân Cảng,  DHL, FedEx, Maersk Logistics, APL Logistics, CJ Logistics và KMTC Logistics,....

Mặc dù được xem là chìa khóa giúp doanh nghiệp vận tải có thể chuyển mình vượt qua khó khăn nhưng theo các kết quả điều tra thì chỉ có khoản 16% doanh nghiệp sẵn sàng cho chiến lược chuyển đổi số lần 2 với cấp độ cao hơn. Đồng thời hơn 50% doanh nghiệp ngành vận tải chuyển đổi số một cách rời rạc, nhỏ lẻ hiệu quả không cao.

Trong khi đó có đến 31% doanh nghiệp tỏ ra khá thụ động trong quá trình chuyển đổi số ngành vận tải chỉ chuyển đổi theo phong trào mà không hề có kế hoạch cụ thể cũng như không hề thật sự nỗ lực để chuyển đổi.

Đặc biệt, một thống kê đã chỉ ra rằng có đến 70% doanh nghiệp đã thất bại trong quá trình chuyển đổi số trong logistics tạo nên những rào cản vô hình đối với các doanh nghiệp vận tải.

Nhờ vào công nghệ và tự động hóa doanh nghiệp tiết kiệm được nhiều thời gian, chi phí, nhưng vẫn đảm bảo tiến độ đơn hàng

3. Lợi ích chuyển đổi số logistics đối với doanh nghiệp

Chuyển đổi số ngành logistics được nhận định mang đến nhiều lợi ích thay đổi tích cực hơn cho doanh nghiệp trong quá trình chuyển đổi. Cụ thể như:

  • Tăng khả năng đảm bảo tiến độ đơn hàng: Công nghệ chuyển đổi số logistic hỗ trợ doanh nghiệp rút ngắn thời gian vận chuyển đồng thời hiển thị đầy đủ chi tiết hành trình đơn hàng giúp doanh nghiệp dễ dàng nắm chuẩn thời gian thực tế của đơn hàng từ đó lường trước rủi ro đảm bảo tiến độ đơn hàng
  • Dễ dàng theo dõi tình trạng các lô hàng: IoT giúp việc phân phối quản lý hàng hóa được cải thiện hơn, Thẻ RFID và cảm biến GPS được kết nối xuyên suốt giúp các nhà quản lý doanh nghiệp theo dõi tuyến đường của đơn hàng từ lúc bắt đầu cho đến khi khách hàng nhận được hàng hóa của mình.
  • Tự động hoá giúp tiết kiệm chi phí và thời gian: Quy trình tự động hóa như robot giúp tối ưu hóa thời gian công sức trong việc bóc. Bên cạnh đó phần mềm bản đồ trực tuyến giúp định vị tìm ra tuyến đường nhanh nhất tiết kiệm nhiên liệu rút ngắn thời gian giao hàng.
  • Tăng tính minh bạch trong hoạt động vận chuyển: Hiện nay nhờ IoT không chỉ đơn vị vận chuyển mà cả khách hàng đều có thể theo dõi thông tin di chuyển của đơn hàng tại các website của đơn vị vận chuyển đảm bảo tính minh bạch và an tâm cho cả 3 bên là khách hàng, người bán và cả đơn vị kinh doanh logistics.
  • Tối ưu hoá hoạt động nội bộ:  Chuyển đổi số trong logistics giúp quy trình logistics trở nên minh bạch hơn giảm thiểu tối đa cũng như nhanh chóng phát hiện những sai sót để kịp thời tìm hướng giải quyết tốt nhất điều này khiến mọi bộ phận trong công ty phối hợp dễ dàng hơn.

Nguồn nhân lực là một trong những bài toán khó đối với doanh nghiệp logistics  tham gia chuyển đổi số

4. Thử thách trong quá trình chuyển đổi số logistics

Bên cạnh những lợi ích của việc chuyển đổi số ngành vận tải các doanh nghiệp cũng gặp khá nhiều khó khăn trong suốt quá trình chuyển đổi. Cụ thể:

  • Quá nhiều dữ liệu, quá ít kiến thức để sử dụng nó một cách hiệu quả: Với sự phát triển bành trướng trong lĩnh vực thương mại điện tử, vô số dữ liệu ở khắp mọi nơi khiến việc tổng hợp sắp xếp nhóm các dữ liệu lại trở thành bài toán đau đầu đối với doanh nghiệp.
  • Mức độ ứng dụng công nghệ kỹ thuật chưa cao: Hiện tại việc ứng dụng công nghệ vào quy trình logistics chưa cao, vẫn còn riêng lẻ, đồng thời chưa có các kế hoạch chi tiết cụ thể.
  • Thách thức từ nguồn vốn:  Chi phí cho các công nghệ ứng dụng chuyển đổi số trong logistics là rất lớn tuy nhiên các doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện nay gặp khá nhiều khó khăn về nguồn vốn và họ cho rằng sân chơi chuyển đổi số ngành logistics chỉ dành cho những công ty lớn vì vậy bỏ qua quá trình chuyển đổi.
  • Phụ thuộc quá nhiều vào các hệ thống cũ: Chi phí chuyển đổi hệ thống công nghệ không phải là vấn đề dễ giải quyết đối với phần lớn công ty logistics hiện nay vì vật việc vẫn sử dụng phụ thuộc vào hệ thống cũ sẽ khiến cho quy trình trở nên trì trễ ảnh hưởng đến sự cạnh tranh hiệu quả phát triển của doanh nghiệp.
  • Thiếu nguồn nhân lực: Để điều hành được quy trình toàn công nghệ mới áp dụng trong logistics đồi hỏi đội ngũ nhân viên kỹ thuật cao giỏi chuyên môn để vận hành. Tuy nhiên chỉ có 6,7% doanh nghiệp hài lòng với chuyên môn của nhân viên logistics.

Nhờ chuyển đổi số Cảng quốc tế Tân cảng Cái Mép lập được các kỷ lục về bốc, dỡ hàng hóa vận chuyển tại cảng

5. Doanh nghiệp với mô hình chuyển đổi số logistics thành công hiện nay

Một trong những bước chuyển đổi số ngành logistics đầu tiên ở Việt Nam có thể kể đến đó chính là sự ra đời của dự án “Trung tâm Logistics ICD Vĩnh Phúc - SuperPort” nhằm tích hợp kho cảng container nội địa (ICD) với Trung tâm logistics công nghệ cao đa phương thức hàng đầu trong khu vực-  Trung tâm do T&T Group (Việt Nam) và YCH Holdings (Singapore) hợp tác đầu tư.

Đặc biệt không thể không kể đến cú chuyển mình mạnh mẽ của Công ty Tân Cảng  Sài Gòn. mặc dù phải đối mặt với đại dịch Covid19 trong năm 2021 nhưng Cảng quốc tế Tân Cảng Cái Mép nhờ việc áp dụng thành công dự án Cảng điện tử và lệnh giao hàng điện tử Cảng đã lập kỷ lục về sản lượng xếp dỡ của tàu mẹ từ 14.235 TEU đến 15.615 TEU, công suất xếp dỡ 238,08 container/giờ. Đồng thời đảm nhận hơn 55% thị phần container xuất nhập khẩu thông qua các cảng biển trên toàn quốc.

Ngoài ra Bưu điện Việt nam với ứng dụng Vmap góp phần tối ưu hóa việc chuyển phát hàng hóa từ người gửi đến người nhận của các doanh nghiệp bưu chính, vận tải, logistics, TMĐT.

Chuyển đổi số trong logistics đóng vai trò quan trọng giúp doanh nghiệp thay đổi, phát triển và bứt phá trong thời đại công nghệ 4.0. Bên cạnh những lợi ích mà chuyển đổi số ngành logistics mang đến vẫn còn đó những khó khăn thách thức mà doanh nghiệp phải đối mặt. Vì vậy doanh nghiệp cần phải có chiến lược thông minh sự chuẩn bị kỹ càng khi bước vào sân chơi chuyển đổi số ngành vận tải.

 

 

 

Các bài khác:

 
 
Bài viết nổi bật