Xu hướng chuyển đổi số trong nông nghiệp: Hướng đi đột phá doanh nghiệp cần nắm bắt

Nông nghiệp đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam, là bệ đỡ vững chắc giúp đảm bảo an ninh lương thực, an sinh xã hội. Trong điều kiện hội nhập quốc tế, thời tiết khí hậu thất thường,... thì chuyển đổi số trong ngành nông nghiệp nhanh chóng trở thành hướng đi đột phá cho nông dân và cả doanh nghiệp giúp tạo ra những nông sản chất lượng cao với chi phí sản xuất tối ưu nhất.

Tích hợp ứng dụng các máy móc hiện đại công nghệ kỹ thuật số vào tất cả các khâu trong sản xuất và quản lý nông nghiệp

1. Chuyển đổi số trong ngành nông nghiệp là gì?

Chuyển đổi số trong ngành nông nghiệp là quá trình tạo dựng môi trường, hệ sinh thái số nông nghiệp thông qua việc ứng dụng các công nghệ kỹ thuật số như: dữ liệu lớn, điện toán đám mây, máy móc hiện đại vào quy trình tự động hóa... vào toàn bộ hoạt động của ngành nông nghiệp từ những khâu đầu tiên như gieo trồng chăn nuôi đến sản xuất chế biến phân phối cho đến khâu cuối cùng là tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp một cách thông minh và hiệu quả cao nhất.

Chuyển đổi số nông nghiệp đang được cơ quan ban ngành, doanh nghiệp, nông dân và cả người tiêu dùng quan tâm

2. Tình hình chuyển đổi số trong nông nghiệp tại Việt Nam

Ngày 19/8 hàng năm được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) chọn là ngày chuyển đổi số trong ngành nông nghiệp. Hiện tại, Chuyển đổi số trong nông nghiệp đang được các cơ quan ban ngành quan tâm và triển khai với ba nhiệm vụ chính là: Bộ NN&PTNT số, nông dân số, và kinh tế nông nghiệp số. Trồng trọt và chăn nuôi chính là hai lĩnh vực được ưu tiên triển khai trong năm 2022.

Nhờ chuyển đổi số nông nghiệp gần 9 triệu hộ nông dân đã được kết nối với các doanh nghiệp chế biến, nhà phân phối hỗ trợ các vấn đề đầu ra tiêu thụ và giá thành sản phẩm khi tiếp cận với khoảng 100 triệu người tiêu dùng trong nước và cả khách hàng trên toàn cầu.

Các đơn vị cơ quan ban ngành liên quan cũng đã tập trung xây dựng đề án chuyển đổi số nông nghiệp làm căn cứ triển khai ở trung ương và địa phương giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030.

Chuyển đổi số cần được ứng dụng vào mọi khâu từ canh tác sản xuất, phân phối đến cả phương thức quản trị

3. Giải pháp chuyển đổi số trong ngành nông nghiệp tại Việt Nam

Nhờ vào việc ứng dụng các công nghệ tiên tiến hiện đại trong canh tác sản xuất cũng như thay đổi phương thức quản trị hiện đại mà nhiều doanh nghiệp, nông dân đã tạo ra các sản phẩm chất lượng cao, chi phí sản xuất thấp, truy được nguồn gốc an toàn thực phẩm. Giúp người nông dân kiếm được tiền tỷ trên chính mảnh đất thửa ruộng bờ ao nhà mình, doanh nghiệp cũng gặt hái được nhiều thành công tạo được tiếng vang cả trong lẫn ngoài nước.

Hệ thống IoT và các cảm biến trong khu vườn giúp cung cấp thông tin như: nhiệt độ độ ẩm, tình hình phát triển cây trồng,...

3.1. Ứng dụng công nghệ hiện đại trong sản xuất canh tác

IoT và cảm biến

Mô hình IoT trong nông nghiệp là mô hình sử dụng cảm biến, máy ảnh và các thiết bị điện tử khác được lắp đặt có tính toán xung quanh khu vườn/nhà kính giúp người nông dân có thể quan sát khu vườn của mình 24/7. Đồng thời IoT và hệ thống cảm biến kết nối với các thiết bị được để tự động tưới nước, cung cấp dưỡng chất cho cây trồng theo sự điều khiển của chủ vườn.

Đặc biệt, các cảm biến sẽ ghi nhận lại các dữ liệu như; nhiệt độ khu vườn, độ ẩm, thời tiết,.... sau đó gửi thông tin được cập nhật theo thời gian thực để chủ vườn có thể kịp thời theo dõi, điều chỉnh những thay đổi để phù hợp với môi trường thực tế.

Máy bay không người lái công cụ hỗ trợ đang dần phổ biến trong nông nghiệp

Máy bay không người lái giám sát trên cao, phun thuốc cây trồng

Tương tự như mô hình công nghệ IoT thì máy bay không người lái cũng là một công nghệ tiên phong trong mô hình chuyển đổi số nông nghiệp. Máy bay không người lái hỗ trợ doanh nghiệp, nông dân giám sát  nông sản cây trồng từ trên cao. Bên cạnh đó, máy bay không người lái tiên tiến còn có khả năng sản xuất ra hình ảnh 3 chiều để dự báo chất lượng đất, phân tích và mô hình hóa cây trồng.

Đặc biệt, máy bay không người lái hiện tại còn được sử dụng như máy phun thuốc từ trên cao với hiệu suất cao gấp nhiều lần so với các thiết bị cũng như cách thức phun thuốc cho cây trồng truyền thống như trước kia.

Robot và trí tuệ nhân tạo

Bên cạnh đó, hiện nay Robot và trí tuệ nhân tạo (AI) cũng đang được quan tâm và dự đoán sẽ trở thành một trong những công nghệ tương lai của chuyển đổi số trong ngành nông nghiệp.

Các kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng việc để các robot đảm nhận việc phụ, xịt thuốc, làm cỏ có thể giúp giảm lượng hóa chất dư thừa trong đất lên đến 90%. Song song với đó, robot còn có thể hỗ trợ nông dân trong quá trình thu hoạch trái cây, tách hạt.

3.2. Thay đổi phương thức quản trị

Bên cạnh công nghệ tiên tiến, máy móc hiện đại doanh nghiệp cần đặc biệt chú trọng đến chuyển đổi số nông nghiệp trong phương thức quản trị lên mức ưu tiên để tối ưu các chi phí năng xuất tại tất cả các bộ phận vận hành chuyển đổi đạt hiệu quả tối ưu nhất.

Trong đó, cần phải thực hiện số hóa ở toàn bộ các khâu từ sản xuất thu hoạch đến bảo quản nhập kho và phân phối. Lưu ý tăng cường giữ thông tin liên lạc giữa các bên liên quan trong hệ thống để tạo thành một chuỗi cung ứng xuyên suốt không bị đứt đoạn.

Ngoài ra công tác Hành chính - Nhân sự, công tác Tài chính - Kế toán cũng đơn giản và dễ dàng thực hiện nhờ vào các phần mềm. Nhà quản lý dễ dàng có thể nắm được thông tin tài chính, thông tin sản phẩm, giá thành, doanh số, lợi nhuận thông qua các dữ liệu với hệ thống CRM, quản lý bán hàng tại các cửa hàng, chi nhánh, kết nối hóa đơn điện tử, kê khai thuế qua mạng…

Thịt heo sạch Bapi của HAGL - Một trong những sản phẩm chuyển đổi số nông thành công

4. Những doanh nghiệp chuyển đổi số trong nông nghiệp thành công ở Việt Nam

Một minh chứng cho thấy sự thành công bước đầu của chuyển đổi số trong nông nghiệp giúp doanh nghiệp có những chuyển biến tích cực có thể kể đến chính là tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) với sản phẩm thịt heo sạch Bapi (được ghép của từ Bananas và Pig)

Sản phẩm thịt heo sạch Bapi được nuôi với thức ăn chính là trái chuối được trồng xuất khẩu tại chính trang trại của HAGL theo quy trình công nghệ hiện đại, khép kín "3 không": không thuốc kháng sinh, không thuốc tăng trọng, không đạm động vật.

Theo ông Đoàn Nguyên Đức chủ tịch tập đoàn HAGL thì: “Nợ của Tập đoàn HAGL từ đỉnh 28.000 tỷ đồng xuống còn 8.000 tỷ đồng như hiện nay. Nợ thì vẫn còn nhưng so với công ty thì không là vấn đề”.

Có thể nói sự thành công của thương hiệu thịt heo Bapi là điển hình của mô hình chuyển đổi số nông nghiệp bên cạnh quy trình chăn nuôi với công nghệ khép kín, công thức thức ăn độc quyền, thì HAGL còn thiết lập hệ thống công nghệ từ nhà máy chế biến tạo thương hiệu riêng đến các kênh phân phối cả truyền thống, lẫn kênh bán trực tuyến, logistics vận chuyển, kỹ thuật bảo quản,...

Một ví dụ tiêu biểu khác trong việc chuyển đổi số trong ngành nông nghiệp thành công chính là công ty Vinamilk - Một trong những công ty sữa hàng đầu tại Việt Nam.

Nhờ ứng dụng công nghệ IoT vào việc giám sát chăn nuôi, chế độ ăn, khâu chăm sóc… các thông tin đều được theo dõi cẩn thận theo chuẩn nông nghiệp thông minh. Nhờ đó, khối lượng sữa thu được lên tới 23 lít/con/ngày.

Chuyển đổi số là xu thế tất yếu cho nền kinh tế nông nghiệp bền vững và hội nhập. Bên cạnh những thành công, vẫn còn đó không ít thử thách trong quá trình thực hiện chuyển đổi số nông nghiệp. Vì vậy các doanh nghiệp cần phải có kế hoạch chiến lược chuyển đổi cụ thể và hiệu quả cũng như chuẩn bị thật kỹ trước khi tham gia nhé.

 

 

Các bài khác:

 
 
Bài viết nổi bật