Chuyển đổi số là gì? Vì sao doanh nghiệp cần thực hiện chuyển đổi số

 

Chuyển đổi số là xu thế bắt buộc, doanh nghiệp nào nằm ngoài chu trình này sớm muộn cũng thất bại và bị bỏ lại phía sau. Vậy chuyển đổi số là gì? Tại sao doanh nghiệp cần thực hiện chuyển đổi số?

Chuyển đổi số không phải là xu thế, mà là bắt buộc để doanh nghiệp trụ vững trong thương trường

1. Khái niệm chuyển đổi số

Có nhiều khái niệm về chuyển đổi sổ. Theo Gartner (công ty nổi tiếng trong lĩnh vực tư vấn và nghiên cứu thông tin, tư vấn cho các nhà lãnh đạo về CNTT, tài chính, nhân sự…), chuyển đổi số là việc sử dụng công nghệ số để thay đổi mô hình kinh doanh, tạo ra cơ hội, doanh thu cho doanh nghiệp.

Một số định nghĩa khác về chuyển đổi số có thể kể đến như: việc áp dụng Big data, Internet vạn vật (IoT), điện toán đám mây (Cloud), thay đổi quy trình và phương thức lãnh đạo, văn hóa công ty…

Nhìn chung, chuyển đổi số đều nhắm đến mục tiêu cắt giảm chi phí vận hành, dễ dàng tiếp cận được khách hàng và giúp lãnh đạo dễ dàng hơn trong việc ra quyết định công việc. 

Thái Lan - nước láng giềng của Việt Nam đã có nhiều thành công trong xây dựng chính phủ điện tử và hệ sinh thái chuyển đổi số

2. Thái Lan - quốc gia tiên phong trong trào lưu chuyển đổi số doanh nghiệp

Thái Lan - quốc gia Đông Nam Á có ngành du lịch phát triển vượt bậc cũng là một trong những quốc gia tiên phong trong trào lưu chuyển đổi số

Kế hoạch chuyển đổi này có tên gọi là “Digital Thailand” được ban hành vào tháng 4 năm 2016. Theo đó, bản kế hoạch khuyến khích người dân ứng dụng công nghệ số trong tìm kiếm cơ hội nghề nghiệp, phát triển kỹ năng bản thân, ứng dụng trong vận hành doanh nghiệp. Kế hoạch này gồm 6 bước chính:

  • Nâng cấp cơ sở hạ tầng truyền thông nhằm kết nối các khu vực trên toàn quốc từ năm 2017

  • Mang đến cơ hội giao thương, kinh tế và thương mại nhiều hơn cho người dân. Chuyển đổi số giúp nâng cao năng suất, giảm các chi phí không cần thiết và quản lý được nhiều kênh phân phối

  • Xây dựng chính phủ điện tử đảm bảo 100% người dân có thể tiếp cận các dịch vụ số

  • Chuẩn bị nhân lực vận hành chính phủ điện tử ở tất cả các cấp độ

  • Tối đa hóa năng lực kỹ thuật số của tất cả mọi người, thúc đẩy mọi người tập trung hơn vào công nghệ số và sử dụng sao cho hiệu quả nhất

  • Tạo niềm tin cho người dân về việc ứng dụng công nghệ số và các phương tiện truyền thông trực tuyến

Mục tiêu của chính phủ là triển khai kế hoạch trong vòng 5 năm, với nguồn tài trợ lên đến 44 tỉ baht. 

Chuyển đổi số bắt đầu từ đâu?

3. Chuyển đổi số doanh nghiệp bắt đầu từ đâu?

Khi nói về chuyển đổi số, không đơn thuần chỉ là chuyển đổi các quy trình và hoạt động thủ công sang dạng kỹ thuật số, mà quá trình còn phức tạp hơn nhiều. Đối với hoạt động chuyển đổi số doanh nghiệp, thì việc chuyển đổi số sẽ mang lại giá trị cho doanh nghiệp, tối ưu doanh thu và hiệu suất làm việc. 

Với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và Internet, mọi doanh nghiệp đều bình đẳng trong cuộc chiến chuyển đổi số, không riêng gì những công ty lớn. Một số cách thức chuyển đổi số đã ứng dụng ở nhiều nơi như:

  1. Đổi mới mô hình tổ chức và kinh doanh

  2. Đổi mới quy trình, nghiệp vụ

  3. Tập trung vào sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ trên hệ thống số, các nền tảng digital

  4. Ứng dụng công nghệ xuyên suốt từ nhà cung cấp, chuỗi cung ứng sản xuất - phân phối - bán hàng - quản lý khách hàng

  5. Ứng dụng điện toán đám mây, Internet vạn vật (IoT), trí tuệ nhân tạo & Big data...

Tất cả đều được chuyển đổi để thích ứng với thị trường và môi trường hoạt động, thì mới có thể nghĩ đến việc chuyển đổi số toàn diện, cạnh tranh với đối thủ trên thị trường.

Doanh nghiệp nhỏ, start-up dễ dàng chuyển đổi số hơn so với doanh nghiệp lớn

4. Những loại hình doanh nghiệp phải bắt đầu chuyển đổi số càng sớm càng tốt

Tất cả doanh nghiệp đều có thể thực hiện chuyển đổi số theo lộ trình, bất kì doanh nghiệp nào nằm ngoài những điều này, đều có thể bị tụt hậu ở phía sau. 

Theo số liệu từ IDG, các tập đoàn và doanh nghiệp truyền thống sẽ gặp nhiều thách thức hơn trong việc số hóa, vì việc thay đổi quy trình - cơ cấu vốn đã tồn tại vững chắc qua thời gian dài không phải là điều dễ dàng. Tuy nhiên, họ lại có lợi thế về ngân sách, nhân sự và hỗ trợ từ nhiều yếu tố bên ngoài. 

Với các doanh nghiệp nhỏ, các công ty start-up sẽ có nhiều ưu thế hơn khi thực hiện chuyển đổi số như quy trình chuyển đổi đơn giản, nhanh gọn, linh hoạt và dễ dàng minh bạch hơn, không mất thời gian như các tập đoàn lớn. Tuy nhiên, bất lợi của họ chính là ngân sách ít, mỗi thời điểm nhất định chỉ có thể tập trung 1 mục tiêu nhất định. 

“Hiểu rõ được thách thức chính là bước đầu cho sự thành công”

Tránh né xu hướng phát triển của dòng chảy công nghệ chưa bao giờ xuất hiện trong hành trình thành công của các doanh nghiệp phát triển vững mạnh. Nhất là trong tình hình mà công nghệ mới thay đổi gấp gáp như hiện nay, thì việc ứng dụng chuyển đổi số sẽ là đòn bẩy để giúp công ty cạnh tranh hiệu quả với các đối thủ cùng ngành. 

 

 

 

Các bài khác:

 
 
Bài viết nổi bật
 
Chat Messenger