Cách xử lý khi truy cập website không an toàn được cảnh báo bởi Google Chrome

Bạn sẽ làm gì khi đang lướt web và nhận được cảnh báo của Google Chrome rằng Website bạn đang truy cập là không an toàn? Bạn sẽ tắt ngay trình duyệt, hay chọn cách tiếp tục tìm cách truy cập vào trang web đó? Nếu bạn chưa biết phải làm như thế nào, hãy tham khảo ngay bài viết bên dưới chúng tôi sẽ gợi ý cách xử lý khi truy cập website không an toàn được cảnh báo bởi Google Chrome một cách an toàn.

Website không an toàn là trang web không sử dụng giao thức HTTPs

1. Thế nào là một website không an toàn?

Trước đây Google Chrome sử dụng HTTP - giao thức truyền siêu văn bản làm giao thức chuẩn kết nối với văn bản. Tuy nhiên, để cải thiện trình duyệt website ngày càng an toàn và bảo mật hơn cho người dùng khi truy cập, năm 2018, Google đã đặt lại giao thức HTTPs - đây là kết nối HTTP được mã hóa sử dụng chứng chỉ SSL hoặc TLS. Điều này giúp cho tất cả thông tin cá nhân của bạn luôn được bảo mật, không bị người khác đọc được khi truy cập website.

Vì vậy, theo Google thì tất cả website không chạy giao thức HTTPs chính là những website không an toàn. Khi người dùng truy cập những trang web  này Google sẽ phát đi một cảnh báo Not Secure – Không An Toàn.

Google cảnh báo người dùng không truy cập vào website không an toàn

2. Ý nghĩa của cảnh báo website không an toàn của Google Chrome

Khi gửi đi cảnh báo Not Secure Google đang muốn nhắc nhở rằng người dùng đang truy cập vào một kết nối chưa được mã hóa, không an toàn, có thể đối mặt với việc bị đánh cắp thông tin và theo dõi trên mạng.

Điều này đồng nghĩa với việc, mọi thông tin dưới dạng kí tự chữ như: mật khẩu, địa chỉ,... hoặc thông tin thanh toán được gửi đến từ website không chứa giao thức HTTPs  đều có thể bị tin tặc theo dõi, tấn công.

Cần tìm hiểu kỹ cảnh báo website không an toàn từ Google

3. Có nên bỏ qua cảnh báo website không an toàn của Google Chrome

Website của các công ty, thương hiệu lớn cần có chứng chỉ SSL/TLS. Nhưng đối những người chỉ với các web, blog cá nhân điều này có thể không cần thiết. Bởi điều này có thể khiến họ mất đi một khoản chi phí, đương nhiên có thể sử dụng miễn phí, tuy nhiên vì an toàn cũng như nếu bạn không quá am hiểu về công nghệ thông tin thì bạn vẫn sẽ phải chi ra khoản phí này.

Vì vậy, có thể có những website bạn muốn truy cập dù không chứa mã độc, không chứa hình ảnh nhạy cảm nhưng nếu không đăng ký chứng chỉ SSL/TLS thì vẫn bị Google gắn nhãn cảnh báo không an toàn khi truy cập.

Điều này cũng không đồng nghĩa là bạn có thể bỏ qua mà không quan tâm đến những cảnh báo website không an toàn từ Google. Bạn hãy xem đây như một lời nhắc nhở mang tính tham khảo để tìm cách xử lý. Vậy chúng ta phải xử lý như thế nào khi gặp trường hợp này?

Không nên truy cập vào website nằm trong danh sách cảnh báo không an toàn từ Google

4. Cách xử lý khi truy cập website và nhận được cảnh báo website không an toàn của Google Chrome

Khi nhận được cảnh báo về website không an toàn bạn có thể xem xét mục đích của mình, nếu bạn chỉ cần truy cập để đọc tài liệu, đọc blog thì bạn có thể truy cập không cần phải lo lắng các vấn đề khác.

Để tiếp tục truy cập website được Google Chrome cảnh báo là không an toàn người dùng có thể thực hiện các bước:

Bước 1: Trên trang mà bạn nhìn thấy cảnh báo, hãy nhấp vào Chi tiết.

Bước 2: Nhấp vào Truy cập vào trang web không an toàn này. Cuối cùng hệ thống sẽ tải trang bạn truy cập lần nữa và bạn đã có thể xem được.

Tuy nhiên nếu website có yêu cầu bạn cung cấp thông tin cá nhân, mật khẩu hay thông tin cá nhân quan trọng khác thì tuyệt đối không được cung cấp.

Đặc biệt, không được tải bất kì tệp tin nào về máy đối với các trang web bị Google gắn nhãn không an toàn. Bởi các tin tặc, hacker thường cài những mã độc vào các tệp tin để dụ dỗ người dùng tải về máy. Vì vậy, nếu bạn tải một tệp tin tại website không an toàn, không rõ nguồn gốc về máy, bạn đã mở ra một con đường cực kì thuận lợi cho tin tặc đánh cắp thông tin, dữ liệu quan trọng trên máy tính của chính mình.

Để tránh những phiền phức, hậu quả không đáng có, tốt nhất bạn nên thoát ra, không tiếp tục truy cập website không an toàn khi Google cảnh báo. Trước đó, để tránh các website không được Google chứng nhận an toàn, bạn có thể kiểm tra kết nối trước khi truy cập bằng cách quan sát và chỉ truy cập đối với những đường dẫn có giao thức HTTPs trên trang hiển thị kết quả tìm kiếm của Google.

Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi chia sẻ bạn sẽ có thêm cho mình những cách xử lý an toàn nhất khi nhận được cảnh báo của Google vì truy cập phải website không an toàn. Nếu bạn có những cách giải quyết khác tốt hơn, hãy chia sẻ cùng chúng tôi nhé.

 

 

Các bài khác:

 
 
Bài viết nổi bật