Chuyển đổi số trong ngành bán lẻ đang được các doanh nghiệp mạnh tay đầu tư phát triển trong thời đại kinh tế số. Trong đó bán hàng đa kênh được xem là xương sống, cánh tay đắc lực của ngành bán lẻ hiện nay.
Bán hàng đa kênh là việc cung cấp dịch vụ mua sắm tại nhiều kênh khác nhau cho khách hàng
1. Bán hàng đa kênh là gì?
Thuật ngữ OmniChannel Retailing – OCR hay còn được biết đến với tên gọi bán hàng đa kênh là hình thức cung cấp cho khách hàng các dịch vụ mua sắm ở nhiều kênh khác nhau như: website, sàn thương mại điện tử, app bán hàng, mạng xã hội, các kênh truyền thông khác: Affiliate Marketing, KOL, KOC,… nhằm giúp khách hàng có thể trải nghiệm mua sắm một cách liền mạch không bị gián đoạn.
Chuyển đổi số trong lĩnh vực bán lẻ là việc chuyển đổi mô hình bán lẻ truyền thống sang bán lẻ kỹ thuật số
2. Chuyển đổi số ngành bán lẻ là gì?
Theo Phó chủ tịch về Đổi mới bán lẻ (VP, retail innovation) của Aptos, ông Nikki Baird, “Chuyển đổi số ngành bán lẻ là chuyển đổi từ mô hình kinh doanh tập trung vào sản phẩm theo mô hình chuỗi cung ứng sang tập trung vào khách hàng, theo mô hình chuỗi giá trị số dựa trên dữ liệu”.
Nói một cách dễ hiểu thì chuyển đổi số ngành bán lẻ chính là việc chuyển đổi mô hình bán lẻ truyền thống là trang trí gian hàng trưng bày sản phẩm bắt mắt, thu hút khách hàng đến trực tiếp đến trải nghiệm mua sắm tại cửa hàng,...sang bán lẻ kỹ thuật số thông qua việc tập trung thu thập dữ liệu khách hàng -> Chuyển dữ liệu thành Insight khách hàng (sở thích, hành vi, mong muốn bên trong,..) -> hành động cụ thể: nhắn tin, tư vấn gọi điện chốt đơn hàng…
Chuyển đổi số, bán hàng đa kênh là xu hướng tất yếu trong ngành bán lẻ 2023
3. Chuyển đổi số - Bán hàng đa kênh cú huých thị phần bán hàng đa kênh ngành bán lẻ trên thế giới?
Chuyển đổi số bán hàng đa kênh chính là trụ cột của ngành bán lẻ trên thế giới. Kết quả của cuộc khảo sát trên toàn cầu của Zendesk - phần mềm thương mại điện tử của Mỹ chỉ ra rằng có 67% khách hàng đã truy cập nhiều nền tảng khác nhau để tham khảo thông tin trước khi thực hiện hành động mua hàng của mình. Điều này cho thấy người tiêu dùng sẽ tham khảo ít nhất 2 kênh bán hàng trước khi mua sắm.
Bên cạnh đó, một nghiên cứu khác của tạp chí Harvard Business Review được thực hiện trên 40.000 khách hàng cũng cho thấy có đến 73% có sở thích, hứng thú với trải nghiệm mua sắm đa kênh. Điều này một lần nữa khẳng định tầm quan trọng của việc chuyển đổi số và bán hàng đa kênh trong ngành bán lẻ hiện nay.
Mặt khác theo các thống kê có 57,65% nhà bán lẻ đang kinh doanh trên ít nhất hai kênh, vừa kinh doanh tại cửa hàng và trên một số kênh online. Trong khi đó, tỷ lệ người kinh doanh chỉ bán offline tại cửa hàng chỉ chiếm khoảng 23,71% còn người kinh doanh chỉ bán online chiếm 17,35%.
Đặc biệt, bán hàng đa kênh còn thể hiện ưu thế về doanh thu vượt trội hơn so với hình thức bán hàng tại cửa hàng, hay những nhà bán lẻ chỉ kinh doanh online. Cụ thể, sự tăng trưởng doanh thu bán hàng đa kênh từ chiếm đến 68,01%, trong khi doanh số những nhà bán lẻ chỉ kinh doanh một kênh bán online duy nhất chỉ đạt 16,9% đồng thời doanh thu của những nhà bán lẻ chỉ bán ở cửa hàng, chỉ là 15,07%.
Doanh nghiệp Việt ưu tiên chọn bán hàng đa kênh trong bán lẻ
4. Doanh nghiệp Việt ưu tiên lựa chọn bán hàng đa kênh trong lĩnh vực bán lẻ
Trong báo cáo về chủ đề “Xây dựng lại Tốt hơn sau Đại dịch: Nhìn từ Chuỗi cung ứng trong giai đoạn bình thường mới” (Building Back from the Pandemic A Look into Supply Chains in the New Normal), TMX chỉ ra thì có đến 68% lãnh đạo doanh nghiệp Việt Nam nói riêng và 40% lãnh đạo toàn khu vực nói chung đã và đang đầu tư vào chiến lược đa kênh như một phương thức xây dựng nền móng vững chắc để phát triển trong tương lai.
Đặc biệt, 76% các doanh nghiệp tại Việt Nam (46% toàn khu vực) cũng xem việc đầu tư vào mô hình bán hàng đa kênh là ưu tiên hàng đầu trong 3 đến 5 năm tới.
Việc ưu tiên lựa chọn bán hàng đa kênh trong lĩnh vực bán lẻ phù hợp nhất quán với xu hướng hiện nay trên thế giới. Mặt khác, việc tiếp cận đa kênh trở thành một chiến lược phù hợp giúp doanh nghiệp đảm bảo sự hiện diện liên tục và mang đến trải nghiệm mua sắm liền mạch cho khách hàng.
Có thể thấy, chuyển đổi số và bán hàng đa kênh chính là trụ cột, cánh tay đắc lực của ngành bán lẻ hiện nay. Để bán hàng đa kênh đạt hiệu quả tối ưu, doanh nghiệp cần có kế hoạch rõ ràng, cụ thể, đảm bảo nguồn cung cả trực tuyến lẫn nguồn cung cấp hàng hóa tại cửa hàng.