Vì sao cần xác thực sinh trắc học trước 1/12025?

 

Bạn có biết rằng từ 01/01/2025, các tài khoản ngân hàng, ví điện tử, mua sắm online sẽ không thể thực hiện các giao dịch nếu chưa xác thực sinh trắc học? 

Từ đầu năm 2025 tài khoản ngân hàng, chứng khoán sẽ không giao dịch được nếu chưa xác thực sinh trắc học

1. Hành lang pháp lý về quy định cài đặt sinh trắc học tài khoản ngân hàng

Hiện tại, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cũng ban hành nhiều Thông tư Quyết định với nội dung quy định về việc cài đặt sinh trắc học bắt đầu từ đầu năm 2025 Cụ thể:

  • Quyết định 2345/QĐ-NHNN của Ngân hàng Nhà nước quy định kể từ ngày 01/7/2024, các giao dịch chuyển tiền trực tuyến có giá trị hơn 10 triệu đồng/lần hoặc tổng giá trị giao dịch cộng dồn trong ngày trên 20 triệu đồng sẽ bắt buộc phải xác thực sinh trắc học.

  • Thông tư 17/2024/TT-NHNN và Thông tư 18/2024/TT-NHNN của NHNN, từ ngày 1-1-2025, chủ tài khoản thanh toán/chủ thẻ ngân hàng sẽ không thể thực hiện các giao dịch trực tuyến và giao dịch chuyển/rút tiền tại ATM nếu chưa cập nhật thông tin theo quy định. 

  • Thông tư số 40/2024/TT-NHNN ngày 17/7/2024, Điều 22, quy định kể từ ngày 01/10/2024, cá nhân đăng ký mở ví điện tử qua kênh online phải thực hiện xác thực sinh trắc học theo quy định.

  • Luật Căn cước 2023 khách hàng cần đổi sang thẻ căn cước công dân gắn chip mới (dù thẻ CMND/CCCD không gắn chíp vẫn còn giá trị sử dụng) để tiếp tục sử dụng dịch vụ ngân hàng.

Xác thực Sinh trắc học - lá chắn thép bảo vệ danh tính, tài khoản ngân hàng

2. Vì sao phải phải xác thực sinh trắc học cho tài khoản ngân hàng

Hiện nay có rất nhiều người bị lừa đảo chiếm đoạt số tiền lớn trong tài khoản, thậm chí mất tất cả tài sản tích góp, bởi sự nhẹ dạ, cả tin khi mua/bán/cho thuê/mượn tài khoản, truy cập các đường link không rõ nguồn gốc, tải ứng dụng giả mạo, nghe tư vấn của kẻ xấu dẫn đến lộ thông tin cá nhân, mật khẩu NH điện tử, mã OTP… 

Vì vậy, theo các chuyên gia bảo mật, bên cạnh các mã Smart/SMS OTP, thì việc bổ sung thêm lớp bảo mật sinh trắc học - đối chiếu hình ảnh khuôn mặt thật của người thực hiện giao dịch đảm bảo khớp với thông tin lưu trữ trong CCCD gắn chíp sẽ giúp người dùng giảm thiểu tối đa rủi từ các thủ đoạn mạo danh lừa đảo chiếm đoạt tài sản hiện nay.

Thống kê mới nhất từ NHNN cho thấy, khi triển khai xác thực sinh trắc học thì số lượng vụ lừa đảo đã giảm đến 50%, số lượng tài khoản nhận tiền lừa đảo cũng giảm trên 70% so với trung bình 7 tháng năm 2024. 

Đặc biệt, tại một số đơn vị đã không phát sinh vụ việc lừa đảo trong tháng 8-9/2024.

3. Ngân hàng chạy nước rút trong cuộc đua sinh trắc học

Không chỉ Ngân hàng Nhà nước, một loạt ngân hàng thương mại như: Vietcombank, BIDV, Sacombank, Techcombank, Nam A Bank, VPBank, MB và ACB đều đồng loạt rủ nhau chạy nước rút khuyến khích khách hàng nhanh chóng hoàn thành xác thực sinh trắc học bằng nhiều cách như:

  • Cài đặt sẵn thông báo nhắc nhở mỗi khi người dùng đăng nhập ứng dụng để thanh toán. 

  • Tổ chức tặng quà và tiền mặt cho người dùng hoàn thành việc xác thực sinh trắc học và cập nhật giấy tờ tùy thân trước mốc quy định (MB, VPBank và Techcombank).

  • đã mở cửa các điểm giao dịch ngoài giờ hành chính từ tháng 11 để hỗ trợ khách hàng nhanh chóng cập nhật thông tin sinh trắc học và giấy tờ tùy thân đã hết hạn. 

Đặc biệt, cùng với các ngân hàng, các công ty tổ chức cung ứng ví điện tử cũng triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ người dùng kịp thời cài đặt sinh trắc học trên tài khoản. Cụ thể:

  • Từ tháng 11-2024, MoMo đã phối hợp với Bộ Công an để tích hợp dịch vụ xác thực điện tử ngay trên ứng dụng VNeID mà không cần sử dụng công nghệ NFC.

  • Các công ty chứng khoán cũng triển khai nhiều chương trình: Gửi email nhắc nhở, gửi thông báo cho nhà đầu tư qua ứng dụng trong mỗi lần giao dịch chứng khoán.

4. Tăng cường phương pháp bảo mật khi xác thực sinh trắc học

Hiện nay, thực hiện yêu cầu của NHNN, các NH thương mại cũng chủ động tăng cường giải pháp bảo mật để đối phó tình trạng gian lận, lừa đảo của tội phạm công nghệ.

Trong tương lai gần, cơ sở dữ liệu các tài khoản bị đánh dấu lừa đảo dự kiến được mở rộng trên phạm vi liên ngân hàng sẽ giúp khách hàng giảm thiểu nguy cơ bị lừa chuyển tiền hoặc chuyển nhầm tiền vào các tài khoản lừa đảo.

Thông qua việc thu thập sinh trắc học, một số ngân hàng như MBBank, VPBank đã kết hợp với Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (A05) - Bộ Công an để cập nhật danh sách tất cả tài khoản tham gia hoặc có liên đới với hành vi lừa đảo trên toàn quốc. 

Đây là một trong các nỗ lực cảnh báo  từ ngân hàng  để mỗi khi khách hàng chuyển tiền vào các tài khoản lừa đảo này đều sẽ nhận được cảnh báo tránh tiền mất tật mang.

Ngân hàng hỗ trợ người dân thực hiện xác thực sinh trắc học

5. Sẽ ra sau nếu người dùng không xác thực sinh trắc học sau 01/01/2025

Sau ngày 01/05/2025 các tài khoản ngân hàng chưa hoàn thành xác thực sinh trắc học sẽ bị tạm khóa hạn chế nhiều hoạt động như: 

  • Chỉ có thể nạp/rút/chuyển khoản tiền tại quầy của ngân hàng, thậm chí người dùng còn không thể sử dụng các cây ATM/CDM của hệ thống liên ngân hàng để nạp/rút tiền.

  • Không thể thực hiện các giao dịch mà trước đây vẫn thực hiện như: đặt lịch thanh toán hóa đơn điện/nước/bảo hiểm tự động, thanh toán bằng hình thức quẹt thẻ/chạm, thanh toán trực tuyến trên các trang thương mại điện tử.

6. Hướng dẫn xác thực sinh trắc học

Chủ tài khoản, chủ thẻ ngân hàng có thể xác thực sinh trắc học, giấy tờ tuỳ thân bằng cách: 

  • Truy cập vào ứng dụng ngân hàng và thực hiện cập nhật dữ liệu sinh trắc học; hoặc thực hiện cập nhật thông tin cá nhân và dữ liệu sinh trắc học tại tất cả chi nhánh/phòng giao dịch của ngân hàng trên toàn quốc.

  • Để cập nhật sinh trắc học thành công, người dân chỉ cần chuẩn bị CCCD 12 số gắn chip còn hạn sử dụng hoặc thẻ căn cước được cấp từ 1/7 theo chuẩn mới của Bộ Công an và thiết bị di động có hỗ trợ NFC. 

Trong trường hợp thiết bị không hỗ trợ NFC, khách hàng cần đến các điểm giao dịch của ngân hàng mở tài khoản. Tuyệt đối không truy cập đường link lạ, yêu cầu cung cấp mật khẩu, otp,…

Sinh trắc học chính là lá chắn bảo vệ, là hướng đi đúng đắn của NHNN, nhằm loại bỏ các tài khoản giả mạo không chính chủ, đảm bảo an toàn cho người dân trong các giao dịch trực tuyến. Đồng thời khuyến khích người dân sử dụng ngân hàng điện tử, thúc đẩy chuyển đổi số Quốc gia. 

 

 
 

Các bài khác:

 
 
Bài viết nổi bật
 
Chat Messenger