Internet of Things (IoT) - Internet vạn vật là xu hướng công nghệ 2021 tên gọi chỉ các sản phẩm được tích hợp Wifi và khả năng kết nối internet. Các sản phẩm không giới hạn ở bất kỳ lĩnh vực nào, đó có thể là Ô tô, nhà cửa, thiết bị gia dụng trong gia đình… với khả năng kết nối internet giúp nâng cao trải nghiệm người dùng khi sử dụng.
Các sản phẩm được trang bị khả năng kết nối Internet không chỉ gói gọn trong lĩnh vực giải trí, vệ tinh, mạng di động, xe cộ… mà còn ở nhiều thiết bị trong lĩnh vực y tế, văn phòng thông minh, thiết bị giám sát từ xa
Một nguyên nhân chính khiến cho xu hướng IoT ngày càng phổ biến hơn chính là đại dịch COVID 19. Đại dịch khiến thói quen sống, quy trình và không gian làm việc bị thay đổi. Một nghiên cứu của Forrester dự đoán về IoT trong năm 2021 sẽ cho chúng ta thấy, các sản phẩm IoT sẽ “làm mưa làm gió” và dần trở nên phổ biến như thế nào.
5G sẽ ngày càng phổ biến trong tương lai
1. Trào lưu mạng 5G
Khái niệm mạng 5G đã có từ lâu và trong năm 2019, nhiều quốc gia trên thế giới đã xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng đáp ứng thử nghiệm mạng 5G như Ả rập, Đài Loan, HongKong, Thụy Điển… và Việt Nam cũng là một cái tên trong số đó.
Nếu thử nghiệm thành công, thì vào năm 2021, nhiều người dùng sẽ được tiếp cận và sử dụng mạng 5G phổ biến, bên cạnh các công nghệ kết nối đã có từ lâu như Bluetooth, Zigbee, NF.
Các thiết bị y tế tích hợp cảm biến theo dõi từ xa giúp bệnh nhân được theo dõi y tế mọi lúc mọi nơi
2. Y tế theo dõi từ xa
Do ảnh hưởng của đại dịch COVID 19, tình trạng bệnh nhân phải tự chăm sóc bản thân tại nhà hoặc hạn chế đến cơ sở y tế khám chữa bệnh ngày càng phổ biến.
Vì vậy, nhiều thiết bị IoT trong lĩnh vực y tế như thiết bị đeo tay, thiết bị cầm tay, cảm biến theo dõi sức khỏe được các nhà sản xuất nâng cấp công nghệ, giá cả rẻ hơn, tiếp cận được nhiều người dùng hơn.
Không chỉ vậy, các thiết bị đeo theo dõi sức khỏe được tích hợp cảm biến theo dõi thông minh có thể phát hiện các bất thường ở sức khỏe người đeo, giúp họ sớm chữa trị kịp thời những căn bệnh nguy hiểm.
Văn phòng thông minh là giải pháp để tiết kiệm năng lượng, làm sạch không khí, giám sát môi trường và đảm bảo giãn cách không gian khi cần thiết
3. Văn phòng thông minh
Đại dịch COVID 19 bùng phát khiến chúng ta nhận ra rằng, xây dựng văn phòng thông minh chính là cách để thích nghi với môi trường làm việc trong tương lai, khi đại dịch vẫn chưa có dấu hiệu kết thúc.
48% chuyên gia của Forrester cũng dự đoán rằng ít nhất 80% doanh nghiệp sẽ phát triển văn phòng thông minh và an toàn bằng cách ứng dụng IoT trong bố trí, xây dựng văn phòng.
Việc ứng dụng IoT trong văn phòng thông minh, sẽ giúp đảm bảo sự an toàn cho nhân viên, tiết kiệm năng lượng, giám sát môi trường, đảm bảo yêu cầu giãn cách không gian khi cần thiết.
Các thiết bị hỗ trợ từ xa ứng dụng IoT sẽ ngày càng được cải tiến về hiệu năng để đáp ứng nhu cầu của người dùng
4. Hỗ trợ từ xa
Trong thời gian bùng phát dịch COVID 19, hoạt động hỗ trợ khách hàng trực tiếp “face to face” bị buộc phải dừng lại do tuân thủ các yêu cầu về giãn cách xã hội. Chính vì vậy, hoạt động hỗ trợ khách hàng sẽ thực hiện từ xa, điều này giúp tiết kiệm thời gian, công sức và chi phí đi lại.
Việc hỗ trợ từ xa đòi hỏi phải có các thiết bị, máy móc đáp ứng được yêu cầu này, đó là lý do các sản phẩm ứng dụng IoT như smartwatch, văn phòng thông minh… sẽ ngày càng được ưa chuộng trong thời gian tới.
Bảo mật là ưu tiên hàng đầu của các thiết bị ứng dụng IoT
5. Bảo mật là ưu tiên hàng đầu
Trong thời đại mà IoT được ứng dụng ở hầu hết các lĩnh vực trong đời sống, thì việc kết nối mạng càng nhiều càng nhanh, sẽ dẫn đến vấn đề an ninh và bảo mật cho hệ thống IoT cần phải được quan tâm hàng đầu.
Vấn đề bảo mật và an ninh là cấp bách bởi nó liên quan mật thiết đến hoạt động sản xuất kinh doanh, bao gồm các bí mật thương mại. Chính vì vậy, các sản phẩm được ứng dụng IoT không chỉ hữu dụng cho người dùng mà còn đảm bảo không bị ảnh hưởng bởi các cuộc tấn công đánh cắp dữ liệu từ hacker.
Nguồn dịch: Techrepublic