Thời gian gần đây dư luận trở nên hoang mang và xôn xao trước thông tin Mỹ - Cường quốc kinh tế nhất nhì thế giới đứng trước nguy cơ vỡ nợ công quốc gia. Thông tin này đã khiến nhiều người đặt ra câu hỏi nợ công là gì? Vỡ nợ công là gì? Trước đây từng có bao nhiêu quốc gia rơi vào tình trạng vỡ nợ? Cùng nhau tìm hiểu nhé!
Nợ công là khoản vay của chính phủ đối với cá nhân doanh nghiệp trong/ngoài nước hoặc chính phủ nước khác
1. Nợ công là gì?
Theo Luật Quản lý nợ công 2017, thì nợ công bao gồm:
- Nợ Chính phủ là khoản nợ phát sinh từ các khoản vay trong nước, nước ngoài, được ký kết, phát hành nhân danh Nhà nước, nhân danh Chính phủ.
- Nợ được Chính phủ bảo lãnh là khoản nợ do doanh nghiệp, ngân hàng chính sách của Nhà nước vay được Chính phủ bảo lãnh.
- Nợ chính quyền địa phương là khoản nợ phát sinh do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh vay.
Nói một cách dễ hiểu thì nợ công xuất phát từ nhu cầu chi tiêu của chính phủ (bao gồm mọi cấp từ trung ương đến địa phương), khi mà nhu cầu chi tiêu của chính phủ lớn hơn số thuế, phí, lệ phí thu được thì Nhà nước phải đi vay tiền của cá nhân, doanh nghiệp trong và ngoài nước hoặc chính phủ các nước khác để để bù/tran trải cho các khoản thâm hụt ngân sách nhà nước của quốc gia đó.
Để đánh giá quy mô nợ của chính phủ một quốc gia nào đó, người ta thường dựa vào việc so sánh tổng khoản nợ của quốc gia bằng bao nhiêu phần trăm so với tổng GDP của quốc gia đó.
Vỡ nợ công quốc gia khi chính phủ không có khả năng không muốn thanh toán khoản vay
2. Vỡ nợ là gì?
Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) thì vỡ nợ được hiểu một cách đơn giản là thất hứa hoặc vi phạm thỏa thuận.
Tương tự, khi một Chính phủ của quốc gia vay tiền từ chủ nợ trong và ngoài nước, thì Chính phủ có nghĩa vụ phải trả lãi trên các khoản vay đó theo thỏa thuận ban đầu. Tuy nhiên, một khi chính phủ không có khả năng hoặc không muốn thanh toán một phần hoặc toàn bộ số nợ với người cho vay khi tới hạn đồng nghĩa với việc chính phủ của quốc gia đó đang bị vỡ nợ công quốc gia.
Nhiều quốc gia vỡ nợ trong quá khứ
3. Các quốc gia nào trên thế giới từng vỡ nợ
Theo các báo cáo được tổng kết có 19 vụ vỡ nợ liên quan đến 13 quốc gia trong vòng 19 năm tính từ từ 2000 - 2019. Một số vụ vỡ nợ quốc gia quy mô lớn giai đoạn này có thể kể đến:
Theo báo cáo mới nhất của hãng xếp hạng tín nhiệm Fitch Ratings chỉ trong vòng khoảng 3 năm từ năm 2020 đến quý 1 năm 2023 thế giới đã xảy ra 14 vụ vỡ nợ liên quan đến chín quốc gia bao gồm Belarus, Liban, Ghana, Sri Lanka, Zambia, Argentina, Ecuador, Suriname và Ukraine.
Theo WB, có tổng cộng 74 quốc gia có thu nhập thấp trên thế giới trong năm 2022 sẽ phải thanh toán 35 tỷ USD, tăng đến 45% (10,9 tỷ USD) so với số tiền đã trả vào năm 2020. Nếu không thanh toán đúng hạn thì các quốc gia sẽ đứng trước nguy cơ vỡ nợ. Trong đó, Sri Lanka, Ghana, El Salvador và Honduras là các quốc gia có nguy cơ vỡ nợ cao nhất.
Xây dựng hành lang pháp lý, chiến lược cụ thể phù hợp để quản lý nợ công hiệu quả hạn chế rủi ro, đảm bảo thanh toán được trong mọi hoàn cảnh
4. Các nước cần làm gì để tránh tình trạng vỡ nợ quốc gia?
Từ bài học các nước vỡ nợ, để tránh tình trạng vỡ nợ công quốc gia, các nước cần:
Nợ công Việt Nam giảm mạnh trong những năm gần đây
5. Nợ công của Việt Nam giảm mạnh
Bản tin nợ công số 15 về tình hình nợ công của Việt Nam từ năm 2018 đến tháng 6/2022 được công bố bởi Cục Quản lý nợ và tài chính đối ngoại - Bộ Tài chính cho thấy tín hiệu vô cùng lạc quan về nợ công của Việt Nam.
Theo đó thì từ năm 2018 đến giữa năm 2022 tỷ lệ nợ công của Việt Nam so với tổng sản phẩm quốc dân (GDP) có xu hướng giảm từ 58,3% GDP (năm 2018) xuống còn 43,1% vào năm 2021. Đặc biệt, nợ nước ngoài của quốc gia giảm chỉ còn 38,4% GDP so với năm 2018 là 46% GDP.
Trong đó, tính đến nửa đầu năm 2022 Nhật Bản (cho Chính phủ Việt Nam vay hơn 274.000 tỷ đồng); Hàn Quốc (cho vay hơn 28.000 tỷ đồng), Pháp (cho vay hơn 27.000 tỷ đồng); Đức cho vay hơn 12.000 tỷ đồng),… được xem là những chủ nợ song phương chủ yếu của Việt Nam.
Trong các chủ nợ song phương thì Ngân hàng Thế giới (WB) cho chính phủ Việt Nam vay nhiều nhất khoảng hơn 350.000 tỷ đồng (tính đến nửa đầu năm 2022). Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) cho Việt Nam vay hơn 180.000 tỷ đồng trong khi đó, các tổ chức khác cho Việt Nam vay khoảng 12.000 tỷ đồng.
Nợ công quốc gia là vấn đề nóng ở các nước kém phát triển, đang phát triển, thậm chí là các quốc gia phát triển. Đầu tư hiệu quả, nợ công an toàn luôn là ưu tiên của các chính phủ hiện nay. Cùng đón chờ diễn biến mới về nợ công của chính phủ các nước cùng cách giải quyết vấn đề của họ nói chung và Việt Nam nói riêng trong thời gian sắp tới nhé.