Sở hữu trí tuệ: Yếu sống còn quyết định tính cạnh tranh của doanh nghiệp trong nền kinh tế số thời hội nhập

Quyền sở hữu trí tuệ doanh nghiệp

Các chuyên gia nhận định trong bối cảnh nền kinh tế số và hội nhập hiện nay sở hữu trí tuệ chính là nhân tố quan trọng trong chiến lược phát triển của doanh nghiệp. Quyền sở hữu trí tuệ là nền tảng giúp tạo ra một sân chơi mang tính cạnh tranh công bằng sáng tạo ra những sản phẩm mang thông điệp ý nghĩa tạo nên dấu ấn thương hiệu cho doanh nghiệp. Vậy bạn biết gì về quyền sở hữu trí tuệ doanh nghiệp? Vi phạm bản quyền là gì? cùng chúng tôi tìm hiểu nhé!

Sở hữu trí tuệ là sở hữu những tài sản trí tuệ của cá nhân, tập thể

1. Sở hữu trí tuệ là gì?

Trí tuệ là năng lực riêng khi lính tính của mỗi cá nhân đạt đến một trình độ nhất định. Những sản phẩm mang tính sáng tạo do bộ óc con người tạo nên như: tác phẩm âm nhạc, văn học, các phát minh, sáng chế, phần mềm máy tính, sản phẩm thời trang, kiểu dáng công nghiệp được gọi là tài sản trí tuệ. Từ hai khái niệm trên có thể hiểu sở hữu trí tuệ sự sở hữu đối với các tài sản trí tuệ của cá nhân, tổ chức bất kì.

Quyền sở hữu trí tuệ là quyền của doanh nghiệp đối với các tài sản trí tuệ

2. Quyền sở hữu trí tuệ là gì?

Theo khoản 1 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009 thì “quyền sở hữu trí tuệ là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồm quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng”.

3. Vai trò của sở hữu trí tuệ trong chiến lược kinh doanh, đổi mới công nghệ của doanh nghiệp

Các chuyên gia nhận định sở hữu trí tuệ chính là một nhân tố đột phá trong chiến lược kinh doanh tạo động lực để doanh nghiệp tiếp nhận các thành tựu khoa học kỹ thuật sẵn có để chuyển giao nghiên cứu sáng tạo phát triển ứng dụng vào thực tiễn kinh doanh dây chuyền sản xuất của doanh nghiệp tạo ra các sản phẩm phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng, đón đầu xu thế.

Bên cạnh đó quyền sở hữu trí tuệ còn là động lực nền tảng để doanh nghiệp tạo ra những sản phẩm dịch vụ độc đáo, vượt trội, với giá cả hợp lý từ đó thúc đẩy hiệu quả sản xuất, tăng doanh thu,... tạo ra một lợi thế cạnh tranh vượt trội so với công ty đối thủ trên thị trường.

Đặc biệt, sở hữu trí tuệ với những chiến lược quảng bá phát triển hấp dẫn còn giúp doanh nghiệp thu hút kêu gọi nguồn vốn đầu tư trong các vụ mua bán sáp nhập và cổ phần hóa làm tăng giá trị của doanh nghiệp trên thị trường.

Vi phạm bản quyền bài toán nhức nhối đối với doanh nghiệp

4. Vi phạm bản quyền bài bài toán nhức nhối đối với doanh nghiệp

Thời gian qua doanh nghiệp vẫn đang lao đao chật vật để đòi lại bản quyền cho các nhãn hiệu thương hiệu, tác phẩm cũng như quyền tác giả bị xâm phạm tranh chấp ở thị trường quốc tế do vi phạm bản quyền.

Cụ thể vụ việc tranh chấp xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ giữa Sconnect Việt Nam sở hữu bộ phim hoạt hình và bộ nhân vật chú sói Wolfoo với Peppa Pig của EO (Entertainment One) đang được dư luận trong và ngoài nước đặc biệt quan tâm.

Đơn vị Sconnect cho biết Sconnect đã có chứng nhận bản quyền hình ảnh bộ nhân vật Wolfoo tại Việt Nam và Mỹ (với 20 nhân vật), đồng thời cũng đăng ký nhiều nhãn hiệu Wolfoo tại thị trường Việt Nam, Nga, Mỹ và EU từ nhiều năm trước đây. Tuy nhiên, từ cuối năm 2021 tới nay, EO liên tục đánh bản quyền nhãn hiệu Wolfoo và sử trong các video của Peppa Pig. Tính đến thời điểm hiện tại, đã có hơn 1.300 video bị YouTube gỡ bỏ với lý do: Wolfoo là sản phẩm làm lại của Peppa Pig.

Điều này đã khiến việc kinh doanh vận hành sáng tạo của Sconnect bị gián đoạn ước tính thiệt hại hơn 1 triệu USD.

Không riêng gì Sconnect, vi phạm bản quyền đang là bài toán nhức nhối đối với mọi doanh nghiệp đang kinh doanh các sản phẩm sở hữu trí tuệ. Vậy quyền sở hữu trí tuệ doanh nghiệp hiện đang được bảo vệ như thế nào trong thời đại số như hiện nay.

5. Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ cho doanh nghiệp

Cá nhân và doanh nghiệp có quyền thực hiện triển khai các biện pháp mà pháp luật cho phép để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ doanh nghiệp của mình trước những hành vi cạnh tranh không lành mạnh là vi phạm bản quyền.

Cụ thể chủ quyền sở hữu trí tuệ có thể tự áp dụng các công nghệ vào sản phẩm cũng như các biện pháp kỹ thuật để đánh dấu, nhận biết các sản phẩm để ngăn ngừa hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Khi phát hiện sản phẩm của mình bị vi phạm bản quyền, doanh nghiệp có thể yêu cầu được xin lỗi hoặc bồi thường tùy trường hợp và yêu cầu cơ quan nhà nước vào cuộc giải quyết. Tùy vào các trường hợp cụ thể, cơ quan nhà nước sẽ đưa ra các mức hình phạt phù hợp theo quy định của pháp luật hỗ trợ doanh nghiệp.

6. Cách đăng ký quyền sở hữu trí tuệ

Để có thể đăng ký quyền sở hữu trí tuệ doanh nghiệp bạn có thể thực hiện đầy đủ các bước sau:

  • Bước 1: Phân loại đối tượng mà cá nhân/doanh nghiệp muốn đăng ký quyền sở hữu trí tuệ tham khảo đối chiếu với quy định của pháp luật để có thể tối ưu hóa quyền của sản phẩm mang đến lợi ích lớn nhất cho doanh nghiệp.
  • Bước 2: Xác định cơ quan tiếp nhận hồ sơ đăng ký, cần xác định các thủ tục nào sẽ được thực hiện tại cơ quan tương ứng nào, tránh việc nhầm lẫn mất thời gian.
  • Bước 3: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ, kiểm tra lại các loại giấy tờ cần thiết đảm bảo đầy đủ và đúng mẫu đăng ký.
  • Bước 4: Chủ đơn hoặc người được chủ đơn đăng ký ủy quyền nộp hồ sơ đăng ký quyền sở hữu trí tuệ doanh nghiệp tại các cơ quan tiến hành thủ tục hành chính phù hợp nhất.
  • Bước 5: Nhận giấy chứng nhận đăng ký sở hữu trí tuệ từ cơ quan chức năng (thời gian ngắn/dài sẽ tùy thuộc vào từng đối tượng đăng ký sở hữu trí tuệ).

Rõ ràng sở hữu trí tuệ chính là yếu tố sống còn quan trọng trong chiến lược phát triển của doanh nghiệp trong nền kinh tế số. Tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ của đối thủ không vi phạm bản quyền là động lực để doanh nghiệp tạo ra những sản phẩm chất lượng phù hợp với mức giá hợp lý tạo nên thương hiệu cho doanh nghiệp cả trong lẫn ngoài nước.

Hy vọng với bài viết này sẽ giúp cho mọi người có cái nhìn rõ hơn về vai trò và tầm quan trọng của quyền sở hữu trí tuệ doanh nghiệp. Đừng quyên chia sẻ câu chuyện về sở hữu trí tuệ của bạn với chúng tôi nhé!

 

Các bài khác:

 
 
Bài viết nổi bật