Cạm bẫy Deepfake: Từ trò đùa thú vị đến mối nguy hại bậc nhất trên internet hiện nay

 

Cuộc gọi lừa đảo

.Không cần đến phim trường, studio để quay chụp, bạn hoàn toàn có thể xuất hiện như một minh tinh nổi tiếng trong một bộ phim bom tấn của Hollywood nhờ vào việc thông qua việc gán ghép khuôn mặt của bạn vào video khác của công nghệ Deepfake. Tuy nhiên với sự phát triển của công nghệ AI, cùng các thủ đoạn cực kỳ tinh vi, kẻ gian đang lợi dụng công nghệ Deepfake để tạo ra hàng nghìn cuộc gọi lừa đảo nguy hiểm để lừa đảo người dùng mạng xã hội hiện nay.

Deepfake công nghệ ghép khuôn mặt vào video vô cùng chân thật

1. Deepfake là gì?

Theo Hãng bảo mật Kaspersky, Deepfake là một từ ghép giữa cụm từ “Deep” và “Fake”. Trong đó, “Deep” mang nghĩa “Deep learning" (học sâu) và "fake" (giả mạo)

Deepfake là công nghệ mô phỏng hình ảnh khuôn mặt con người, được đặt tên theo cụm từ được kết hợp giữa “deep learning” (máy học) sử dụng nhiều thuật toán từ AI để tổng hợp học hỏi các dữ liệu như: giọng điệu cử chỉ khuôn mặt, giọng điệu,... mà người dùng đưa vào  và “fake” (giả).

Nhờ vào trí tuệ nhân tạo cực kỳ tinh vi, công nghệ Deepfake có thể tạo ra các sản phẩm âm thanh, hình ảnh hoặc thậm chí là cả video giả tạo cuộc gọi lừa đảo vô cùng chân thật lừa gạt người dùng mạng xã hội.

Deepfake hoạt động dựa trên các thuật toán học máy vô cùng phức tạp cùng công nghệ AI tiên tiến

2. Deepfake hoạt động như thế nào?

Deepfake được xây dựng dựa vào nền tảng Machine learning một mã nguồn mở từ Google và hoạt động dựa trên các thuật toán học máy vô cùng phức tạp.

Đầu tiên, Deepfake sẽ quét video, ảnh chân dung của một người thông qua các thông tin dữ liệu của người dùng đăng tải trên mạng xã hội, internet để phân tích và ghi nhớ và trích xuất các dữ liệu đặc trưng khuôn mặt như các điểm đầu mắt, mũi và miệng thành số.

Bên cạnh đó, đối với các tập tin âm thanh, Deepfake sẽ sử dụng bản ghi âm giọng nói của một người thực dựa vào các đặc điểm nhất định như: tốc độ nói, âm điệu, âm lượng, độ cao thấp, trầm hay ngân nga để huấn luyện máy tính nói chuyện giống hệt người ấy.

Sau khi huấn luyện ghi nhớ, bắt chước các dữ liệu, công nghệ AI sẽ tạo ra một dạng dữ liệu mới sau quá trình học tập được gọi là GAN (Generative Adversarial Network). Mạng lưới này liên tục kiểm tra các hình ảnh, âm thanh, chuyển động… được tạo ra tạo ra một mô hình 3D của khuôn mặt theo chương trình thiết lập từ trước.

Chúng ta tạm gọi người dùng ban đầu là A và đối tượng khác là B. Ảnh nén của A được đưa vào bộ giải mã của B. Bộ giải mã sau đó tái tạo lại khuôn mặt của người B với biểu cảm và hướng khuôn mặt của người A. Quá trình này được thực hiện liên tục, chi tiết đến khi cho ra sản phẩm “thật” nhất. Khi đó, hình ảnh khuôn mặt của đối tượng A với chất lượng cao sẽ được thay thế hoàn toàn bằng khuôn mặt của B một cách vô cùng sống động và chân thật.

Công nghệ Deepfake bị kẻ gian biến trở thành cuộc gọi lừa đảo nguy hiểm bật nhất hiện nay

3. Deepfake từ hình ảnh đến cuộc gọi video nguy hiểm như thế nào

Trước đây, công nghệ Deepfake dùng để tạo một số video thú vị thông qua việc cắt ghép khuôn mặt của bạn bè, người thân vào một số video hài hước để “troll” mọi người. Tuy nhiên hiện tại, Deepfake đang được sử dụng để tạo ra nhiều cuộc gọi lừa đảo  lừa đảo người dùng mạng xã hội.

Để thực hiện thành công chiêu trò này, các đối tượng xấu thường sẽ sử dụng kịch bản sau:

  • Đầu tiên, đối tượng sẽ thu thập thông tin dữ liệu cá nhân được người dùng đăng tải công khai trên các nền tảng mạng xã hội
  • Tiếp theo, kẻ xấu sẽ tạo lập tài khoản giả mạo trên mạng xã hội trùng thông tin và ảnh đại diện với người dùng hoặc hack nick, chiếm đoạt hoàn toàn tài khoản chính chủ của người dùng để nhắn tin trực tiếp với bạn bè của nạn nhân thường là vay tiền, giả làm con cái đang du học nước ngoài gọi điện cho bố mẹ nhờ chuyển tiền đóng học phí,....
  • Khi nạn nhân cẩn thận sẽ gọi điện thoại hoặc video để kiểm tra thì chúng sẽ tiến hành cuộc gọi lừa đảo truyền tải video Deepfake được tạo ra sẵn trước đó lên kênh video call, với hình ảnh, giọng nói giống y hệt của người quen để tạo lòng tin khiến nạn nhân nhanh chóng chuyển tiền theo yêu cầu của đối tượng xấu.
  • Trong quá trình của cuộc gọi lừa đảo nếu nạn nhân nhận thấy đều bất thường hình ảnh có điểm cứng nhắc khác lạ, bọn chúng sẽ lấy lý do mạng wifi yếu, đang ở ngoài đường,... để lấp liếm cho qua.

Người dùng internet cần cẩn thận khi nhận được tin nhắn, cuộc gọi video yêu cầu chuyển tiền

4. Cách phát hiện deepfake

Theo chuyên gia Chuyên gia Ngô Minh Hiếu mặt dù cuộc gọi lừa đảo Deepfake được tiến hành cực kỳ tinh vi, tuy nhiên chúng ta có thể nhận biết đó là video Deepfake lừa đảo thông qua các dấu hiệu như:

  • Khuôn mặt trong cuộc gọi lừa đảo thường đơ, không có cảm xúc sống động như bình thường
  • Tư thế đi đứng, cử động không được tự nhiên
  • Hướng đầu và cơ thể của nhân vật trong video không nhất quán với nhau
  • Âm thanh và hình ảnh trong cuộc gọi không khớp với nhau, có tiếng ồn
  • Ánh sáng trong cuộc gọi trở nên bất thường, bóng đổ của người trò chuyện với chúng ta không hợp lý,...
  • Đặc biệt, cuối cùng đối tượng sẽ đưa ra các yêu cầu chuyển tiền nhưng tài khoản thụ hưởng là đối tượng khác không phải là người đang trò chuyện cùng
  • Nếu chúng ta nghi ngờ, và đặt nhiều câu hỏi, kẻ gian sẽ ngắt giữa chừng cuộc gọi, bảo là mất sóng, sóng yếu...

Phòng bệnh hơn chữa bệnh, việc hạn chế đăng tải hình ảnh công khai trên mạng xã hội, cùng với việc khi nhận tin nhắn, cuộc gọi mượn tiền chuyển khoản thông qua mạng xã hội tốt nhất nên hẹn gặp mặt để đưa tiền trực tiếp nếu tình huống khẩn cấp, chúng ta nên kiểm tra thông tin chuyển khoản trên internet banking của ngân hàng xem có hiển thị đúng thông tin của người nhận trước khi thực hiện các giao dịch thanh toán online. 

 

 

 

Các bài khác:

 
 
Bài viết nổi bật