Từ ngày 01/12/2023 chuyển tiền điện tử từ 500.000.000 đồng trở lên hoặc giao dịch tiền điện tử quốc tế từ 1.000.000 USD trở lên các tổ chức tín dụng sẽ ghi nhận báo cáo cơ quan phòng chống rửa tiền thuộc Ngân hàng nhà nước (NHNN). Là nội dung nổi bật trong Thông Tư số 09/2023/TT-NHNN về việc Hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật Phòng chống rửa tiền.
Thông Tư số 09/2023/TT-NHNN về việc Hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật Phòng chống rửa tiền
1. Nội dung sơ bộ Thông Tư 09/2023/TT-NHNN
Ngày 28/7/2023 Ngân hàng nhà nước Việt Nam ban hành Thông Tư số 09/2023/TT-NHNN về việc Hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật Phòng chống rửa tiền. Cụ thể, theo Điều 1, Thông Tư 09/2023/TT-NHNN quy định về:
Thông tư này quy định về tiêu chí, phương pháp đánh giá rủi ro về rửa tiền của đối tượng báo cáo;
Quy trình quản lý rủi ro về rửa tiền và phân loại khách hàng theo mức độ rủi ro về rửa tiền;
Quy định nội bộ về phòng, chống rửa tiền;
Chế độ báo cáo giao dịch có giá trị lớn phải báo cáo;
Chế độ báo cáo giao dịch đáng ngờ; giao dịch chuyển tiền điện tử;
Chế độ báo cáo giao dịch chuyển tiền điện tử;
Hình thức và thời hạn báo cáo dữ liệu điện tử.
Thông Tư 09/2023/TT-NHNN áp dụng đối với tất cả tổ chức tài chính, phi tài chính, cá nhân có liên quan được quy định tại Điều 2
2. Đối tượng áp dụng
Theo Điều 2 Thông Tư 09/2023/TT-NHNN áp dụng cho các đối tượng bao gồm:
Tổ chức tài chính;
Tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến phòng, chống rửa tiền;
Tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức nước ngoài, người nước ngoài, tổ chức quốc tế có giao dịch với tổ chức tài chính, tổ chức, cá nhân kinh doanh ngành, nghề phi tài chính có liên quan;
Tổ chức, cá nhân kinh doanh ngành, nghề phi tài chính có liên quan.
Thông Tư có hiệu lực thi hành kể từ ngày ban hành văn bản
3. Hiệu lực thi hành
Thông Tư 09/2023/TT-NHNN có hiệu lực thi hành kể từ ngày ban hành văn bản từ 28 tháng 7 năm 2023, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
Khoản 3 điều 11 của Thông Tư 09/2023/TT-NHNN cũng nêu rõ, kể từ khi Thông Tư 09/2023/TT-NHNN có hiệu lực thi hành theo quy định tại khoản 1 Điều này, một số Thông Tư sẽ hết hiệu lực thi hành. Cụ thể:
Thông tư số 35/2013/TT-NHNN;
Thông tư số 31/2014/TT-NHNN
Thông tư số 20/2019/TT-NHNN
Giao dịch chuyển tiền điện tử trong nước có giá trị từ 500.000.000 đồng trở lên hoặc bằng ngoại tệ có giá trị tương đương phải báo cáo cơ quan có thẩm quyền liên quan
4. Quy định về chuyển tiền điện tử theo Thông Tư 09/2023/TT-NHNN
Điều 8 Thông tư 09/2023/TT-NHNN quy định về giao dịch chuyển tiền điện tử như sau:
Tổ chức tài chính tham gia vào giao dịch chuyển tiền điện tử bao gồm:
Tổ chức tài chính khởi tạo là tổ chức khởi tạo lệnh chuyển tiền điện tử và thực hiện chuyển tiền thay mặt cho người khởi tạo;
Tổ chức tài chính trung gian là tổ chức nhận và chuyển lệnh chuyển tiền điện tử thay mặt cho tổ chức tài chính khởi tạo và tổ chức tài chính thụ hưởng hoặc thay mặt cho tổ chức tài chính trung gian khác;
Tổ chức tài chính thụ hưởng là tổ chức nhận lệnh chuyển tiền điện tử trực tiếp từ tổ chức tài chính khởi tạo hoặc thông qua tổ chức tài chính trung gian và thực hiện chi trả cho người thụ hưởng.
Tổ chức tài chính trong nước là tổ chức tài chính khởi tạo trong giao dịch chuyển tiền điện tử chỉ được thực hiện giao dịch chuyển tiền điện tử khi lệnh chuyển tiền điện tử có đầy đủ, chính xác thông tin theo quy định của pháp luật về thanh toán không dùng tiền mặt và quản lý ngoại hối.
Tổ chức tài chính trong nước là tổ chức tài chính trung gian tham gia giao dịch chuyển tiền điện tử phải bảo đảm:
Có biện pháp để xác định các giao dịch chuyển tiền điện tử không đầy đủ, không chính xác thông tin theo quy định của pháp luật về thanh toán không dùng tiền mặt và quản lý ngoại hối;
Áp dụng các biện pháp xử lý phù hợp bao gồm từ chối hoặc tạm dừng giao dịch hoặc áp dụng các biện pháp kiểm soát sau giao dịch hoặc xem xét, báo cáo giao dịch đáng ngờ đối với các giao dịch chuyển tiền điện tử không đầy đủ, không chính xác thông tin theo quy định của pháp luật về thanh toán không dùng tiền mặt và quản lý ngoại hối.
Tổ chức tài chính trong nước là tổ chức tài chính thụ hưởng trong giao dịch chuyển tiền điện tử phải bảo đảm:
Có biện pháp để xác định các giao dịch chuyển tiền điện tử không đầy đủ, không chính xác theo quy định của pháp luật về thanh toán không dùng tiền mặt và quản lý ngoại hối;
Áp dụng các biện pháp xử lý phù hợp bao gồm từ chối hoặc tạm dừng giao dịch hoặc áp dụng các biện pháp kiểm soát sau giao dịch hoặc xem xét, báo cáo giao dịch đáng ngờ đối với các giao dịch chuyển tiền điện tử không đầy đủ, không chính xác thông tin theo quy định của pháp luật về thanh toán không dùng tiền mặt và quản lý ngoại hối.
Đặc biệt, một điểm rất đáng lưu ý tại Thông Tư 09/2023/TT-NHNN đó chính chế độ báo cáo giao dịch chuyển tiền điện tử được quy định tại Điều 9 của Thông Tư.
Cụ thể, Các Đối tượng báo cáo có trách nhiệm thu thập thông tin nêu tại điểm (3) và báo cáo Cơ quan thực hiện chức năng, nhiệm vụ phòng, chống rửa tiền bằng dữ liệu điện tử theo quy định khi thực hiện giao dịch chuyển tiền điện tử trong 2 trường hợp sau:
Giao dịch chuyển tiền điện tử mà tất cả các tổ chức tài chính tham gia giao dịch chuyển tiền điện tử cùng ở Việt Nam (sau đây gọi là giao dịch chuyển tiền điện tử trong nước) có giá trị giao dịch chuyển tiền điện tử từ 500.000.000 (năm trăm triệu) đồng trở lên hoặc bằng ngoại tệ có giá trị tương đương;
Giao dịch chuyển tiền điện tử mà có ít nhất một trong các tổ chức tài chính tham gia giao dịch chuyển tiền điện tử ở các quốc gia, vùng lãnh thổ ngoài Việt Nam có giá trị giao dịch chuyển tiền điện tử từ 1.000 đô la Mỹ trở lên hoặc bằng ngoại tệ khác có giá trị tương đương.
Hy vọng với những thông tin về những điểm mới về quy định chuyển tiền điện tử theo Thông Tư 09/2023/TT-NHNN mà chúng tôi tổng hợp sẽ giúp bạn nắm rõ những quy định cũng như thực hiện đúng luật trong quá trình chuyển tiền điện tử nhé!