Quản Lý Nhà Nước Cho Ngành Lao Động Thương Binh và Xã Hội (QLNNLD)
Quản Lý Nhà Nước Cho Ngành Lao Động Thương Binh và Xã Hội (QLNNLD)
Hành Chính Công

Quản Lý Nhà Nước Cho Ngành Lao Động Thương Binh và Xã Hội (QLNNLD)

Đánh giá: 2456 0
Giá: 15.000.000đ
Đăng ký dùng thử
Hotline:029.2394.1789
Hỗ trợ các ngày trong tuần từ Thứ 2 đến thứ 7 - Từ 8h00 đến 16h00
 
Thông tin       Hướng dẫn
 

 

Phần mềm Quản Lý Nhà Nước Cho Ngành Lao Động Thương Binh và Xã Hội (QLNNLD) DTSoft là phần mềm dùng để quản lý, tra cứu, tổng hợp các các đối tượng bảo trợ xã hội, người có công, hộ nghèo, hộ cận nghèo tại các phòng LĐTBXH và UBND các xã/phường, huyện/quận, các Sở LĐTB&XH thuộc tỉnh/thành một cách khoa học và tiện lợi nhất.

Phần mềm Quản Lý Nhà Nước Cho Ngành Lao Động Thương Binh và Xã Hội (QLNNLD) được xây dựng dựa trên công nghệ ASPnet (Active Server Pages Net Framework), là một nền tảng ứng dụng web còn được gọi là Web Application Framework được phát triển và cung cấp bởi Microsoft. 

Phần mềm Quản Lý Nhà Nước Cho Ngành Lao Động Thương Binh và Xã Hội (QLNNLD) DTSoft

Công nghệ này có thể hoạt động trên nhiều nền tảng, nhiều loại trình duyệt khác nhau, không cần quan tâm tới hệ điều hành và trình duyệt của người dùng là gì. Do vậy khi sử dụng phần mềm Quản Lý Nhà Nước Cho Ngành Lao Động Thương Binh và Xã Hội (QLNNLD) phiên bản ASPnet, người dùng (đã được xác định là đối tượng sử dụng và khai thác phần mềm QLNNLD) có thể truy cập ứng dụng ở bất cứ đâu, bất cứ lúc nào mà không phụ thuộc vào thiết bị truy cập là PC hay máy tính xách tay (và có thể là điện thoại thông minh, máy tính bảng… nếu ứng dụng được xây dựng dùng cho phiên bản di động).

Phần mềm Quản Lý Nhà Nước Cho Ngành Lao Động Thương Binh và Xã Hội (QLNNLD) DTSoft đến thời điểm hiện tại gồm 4 phân hệ:

- Phân hệ 1 - Quản lý Hộ nghèo (QLHN)

- Phân hệ 2 - Quản lý chi trả trợ cấp người có công (Viết tắt là QLNCC) 

- Phân hệ 3 - Quản lý Lao động & Việc làm

- Phân hệ 4 - Quản lý Chi trả trợ cấp bảo trợ xã hội ​

CƠ SỞ PHÁP LÝ XÂY DỰNG PHẦN MỀM

Phần mềm Quản Lý Nhà Nước Cho Ngành Lao Động Thương Binh và Xã Hội (QLNNLD) đáp ứng đầy đủ các nghiệp vụ theo quy định của nhà nước như:

Đối với phân hệ Quản Lý Hộ Nghèo được xây dựng dựa trên những văn bản như:

- Nghị định số 14/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 2 năm 2017 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

- Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg về việc ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020;

- Thông tư số 17/2016/TT-BLĐTBXH ngày 28 tháng 6 năm 2016 về việc hướng dẫn quy trình rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo hàng năm theo tiêu chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020;

- Thông tư 14/2018/TT-BLĐTBXH ngày 26 tháng 9 năm 2018 ban hành thông tư sửa đổi bổ sung một số điều của Thông tư số 17/2016/TT- BLĐTBXH ngày 28 tháng 6 năm 2016 hướng dẫn quy trình rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo hàng năm theo tiêu chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020;

- Nghị định 07/2021/NĐ-CP ngày 27 tháng 01 năm 2021 quy định chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021 – 2025;

- Quyết định số 24/2021/QĐ-TTg ngày 16 tháng 07 năm 2021 quy định quy trình ra soát hộ nghèo, hộ cận nghèo hằng năm và quy trình xác định hộ làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và diêm nghiệp có mức sống trung bình giai đoạn 2022 – 2025;

- Thông tư số 07/2021/TT-BLDTBXH ngày 18 tháng 07 năm 2021 hướng dẫn phương pháp rà soát, phân loại hộ nghèo, hộ cận nghèo; xác định thu nhập của hộ làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp có mức sống trung bình giai đoạn 2022 -2025 và mẫu biểu báo cáo;

- Thông tư số 02/2022/TT-BLĐTBXH ngày 30 tháng 3 năm 2022 sửa đổi, bổ sung một số nội dung của thông tư số 07/2021/TT-BLĐTBXH ngày 18 tháng 7 năm 2021 của bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn phương pháp rà soát, phân loại hộ nghèo, hộ cận nghèo; xã định thu nhập của hộ làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp có mức sống trung bình giai đoạn 2022 – 2025 và mẫu biểu báo cáo;

Đối với phân hệ Quản Lý Chi Trả Trợ Cấp Bảo Trợ Xã Hội được xây dựng dựa trên những văn bản như:

- Nghị định số 28/2012/NĐ-CP ngày 10/4/2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số Luật Người khuyết tật

- Thông tư 26/2012/TTBLĐTBXH ngày 12/11/2012 của Bộ Lao động - TB&XH hướng dẫn một số điều của Nghị định số 28/2012/NĐ-CP, ngày 10/4/2012 của Chính Phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Người khuyết tật.

- Thông tư liên tịch số 29/2014/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 24 tháng 10 năm 2014 hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối

với đối tượng bảo trợ xã hội.

- Nghị định 20/2021/NĐ-CP ngày 15/03/2021 của chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội.

Đối với phân hệ quản lý chi trả trợ cấp Người Có Công được xây dựng dựa trên những văn bản như:

- Quyết định số 09/2007/QĐ-BLĐTBXH ngày 30/03/2007 của Bộ LĐTBXH về chứng từ, tài khoản, sổ kế toán, báo cáo tài chính cho kế toán nguồn ngân sách trợ cấp người có công.

- Thông tư số 05/2013/TT-BLĐTBXH ngày 15/5/2013 của Bộ LĐTBXH hướng dẫn về thủ tục lập hồ sơ, quản lý hồ sơ, thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân.

- Thông tư 101/2018/TT-BTC ngày 14/11/2018 quy định về quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng và người trực tiếp tham gia kháng chiến do ngành lao động thương binh xã hội quản lý do bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành. - Pháp lệnh số 02/2020/UBTVQH14 ngày 09 tháng 12 năm 2020 pháp lệnh ưu đãi người có công. - Nghị định 131/2021/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2021 quy định chi tiết và biện pháp thi hành pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng.

- Nghị định 75/2021/NĐ-CP ngày 24 tháng 07 năm 2021 quy định mức hưởng trợ cấp, phụ cấp và các chế độ ưu đãi người có công với cách mạng.

Đối với phân hệ Lao động & Việc làm được xây dựng dựa trên những văn bản như:

- Căn cứ Luật Việc làm ngày 16 tháng 11 năm 2013;

- Căn cứ Nghị định số 14/2017/NĐ-CP ngày 17/02/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

- Căn cứ Nghị định số 47/2020/NĐ-CP ngày 09/4/2020 của Chính phủ về quản lý, kết nối và chia sẻ dữ liệu số của cơ quan nhà nước;

- Căn cứ Nghị định số 23/2021/NĐ-CP ngày 19/3/2021 của Chính phủ quy định chi tiết khoản 3 Điều 37 và Điều 39 của Luật Việc làm về trung tâm dịch vụ việc làm, doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm;

- Thông tư số 01/2022/TT-BLĐTBXH: Thông tư hướng dẫn thu thập, lưu trữ, tổng hợp thông tin thị trường lao động;

- Thông tư 11/2022/TT-BLĐTBXH: Thông tư hướng dẫn một số nội dung thực hiện hỗ trợ việc làm bền vững thuộc chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025;

Một số văn bản khác:

- Quyết định số 708/QĐ-TTg ngày 25 tháng 5 năm 2017 phê duyệt Đề án xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về an sinh xã hội, ứng dụng công nghệ thông tin vào giải quyết chính sách an sinh xã hội đến năm 2020 và định hướng phát triển đến năm 2030. - Quyết định số 634/QĐ-LĐTBXH ngày 29 tháng 5 năm 2018 ban hành kế hoạch thực hiện giai đoạn 2018-2020 đề án xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về an sinh xã hội, ứng dụng công nghệ thông tin vào giải quyết chính sách an sinh xã hội đến năm 2020 và định hướng phát triển đến năm 2030.

Với 4 phân hệ, phần mềm ùng để quản lý, tra cứu, tổng hợp các các đối tượng bảo trợ xã hội, người có công, hộ nghèo, hộ cận nghèo tại các phòng LĐTBXH và UBND các xã/phường, huyện/quận, các Sở LĐTB&XH thuộc tỉnh/thành một cách khoa học và tiện lợi nhất.

CÁC CHỨC NĂNG CHÍNH CỦA PHẦN MỀM

1. Phân hệ Quản lý hộ nghèo (QLHN)

- Quản lý: Quản lý thông tin hộ gia đình, xét duyệt các quyết định, chi trả trợ cấp và BHYT.

+ Quản lý thông tin hộ gia đình: Theo dõi số lượng và danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo tại địa phương; thực hiện công tác rà soát, tổ chức kiểm tra hiệu quả giảm nghèo và cập nhật (tăng, giảm), bổ sung thông tin hàng quý và hàng năm.

+ Chức năng này giúp người sử dụng quản lý các hộ đăng ký điều tra hộ nghèo, phân loại các hộ đã được điều tra, phê duyệt danh sách các hộ nghèo và thu thập thông tin các hộ nghèo và cận nghèo.

+ Xét duyệt: Việc xét duyệt hộ nghèo, hộ cận nghèo được thực hiện nhanh chóng, chính xác, và thống nhất.

+ Bảo hiểm y tế: Danh sách BHYT người nghèo được theo dõi, rà soát hàng năm. Những biến động tăng, giảm của đối tượng được ngân sách nhà nước đóng, hỗ trợ đóng BHYT được bổ sung tương ứng với từng địa phương.

+ Chi trả: Thực hiện các quyết định chi trả trợ cấp theo đúng chính sách trợ giúp của Chương trình giảm nghèo và các chính sách hỗ trợ giảm nghèo từ nguồn ngân sách nhà nước cho hộ nghèo, hộ cận nghèo.

+ An sinh xã hội: Thực hiện quản lý số và thẻ an sinh xã hội cho các đối tượng hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách xã hội.

- Tra cứu: Tìm kiếm thông tin hộ nghèo, khẩu nghèo trong địa bàn quản lý. Những đối tượng được hưởng trợ cấp theo quy định, danh sách chi trả trợ cấp theo từng hộ gia đình.

- Báo cáo: Xem và kết xuất các dữ liệu thống kê, báo cáo theo các tiêu chí của từng địa phương có liên quan tới hộ nghèo, khẩu nghèo. Tổng hợp các diễn biến kết quả giảm nghèo, phân tích tình hình nguyên nhân của từng địa phương để đưa ra những chính sách hỗ trợ phù hợp.

- Hệ thống: Chức năng này giúp cho người quản trị có thể thiết lập được các tài khoản sử dụng phân hệ, cung cấp quyền truy cập vào các menu của phân hệ theo quyền hạn, chức năng của từng đơn vị và các thiết lập hệ thống ban đầu trước khi sử dụng phân hệ.

Phần mềm tương thích tốt với nhiều hệ điều hành & đa trình duyệt

2. Phân hệ Quản lý chi trả trợ cấp bảo trợ xã hội

Phục vụ công tác quản lý Nhà nước đối với công tác quản lý đối tượng bảo trợ xã hội của cơ quan, đơn vị hành chính nhà nước cấp Tỉnh, Huyện, Xã.

- Quản lý: Quản lý hồ sơ đối tượng bảo trợ xã hội, thông tin hộ gia đình, xét duyệt và chi trả trợ cấp.

+ Quản lý danh sách các hồ sơ xin hưởng trợ cấp xã hội, và các quy trình liên quan tới thủ tục xét duyệt hồ sơ của các đối tượng bảo trợ xã hội.

+ Cập nhật điều chỉnh hồ sơ cá nhân khi có thay đổi, quản lý danh sách các đối tượng bảo trợ hưởng trợ cấp theo từng địa phương quản lý.

+ Quản lý toàn bộ quá trình chi trả của các đối tượng (trợ cấp hàng tháng, trợ cấp đột xuất). Theo dõi quá trình cấp phát thẻ bảo hiểm y tế cho từng đối tượng bảo trợ.

- Tra cứu: Quản lý tra cứu thông tin về các đối tượng được hưởng bảo trợ xã hội; về các lần chi trả trợ cấp; cấp thẻ BHYT và các quyết định liên quan đến các đối tượng bảo trợ.

- Báo cáo: Tổng hợp các báo cáo về tình hình, kết quả chi trả trợ cấp các đối tượng bảo trợ xã hội theo từng phân cấp quản lý (Tỉnh, Huyện, Xã). Hỗ trợ kết xuất các loại báo cáo phục vụ quản lý điều hành, báo cáo thống kê phục vụ cho công tác chuyên ngành, điều tra dữ liệu về lĩnh vực Bảo trợ xã hội.

3. Quản lý chi trả trợ cấp Người có công

Phân hệ Quản lý chi trả trợ cấp Người có công nhằm góp phần tin học hóa quá trình quản lý hồ sơ, xử lý thông tin, giải quyết thủ tục hành chính của người có công tại các sở ban ngành. Giảm tải công tác quản lý, nhanh gọn, hiệu quả, chính xác.

- Quản lý: Chức năng này giúp người sử dụng quản lý đăng ký điều tra đối tượng, thông tin hộ gia đình, xét duyệt, chi trả trợ cấp với người có công.

+ Phần mềm quản lý việc cập nhật và theo dõi thông tin về hồ sơ NCC. Cung cấp đầy đủ chức năng và thông tin về NCC giúp cho việc quản lý, thụ lý hồ sơ người có công dễ dàng và thuận lợi.

+ Quản lý các quyết định về chính sách, các chế độ trợ cấp, chế độ diều dưỡng của từng đối tượng NCC. Thực hiện việc chi trả trợ cấp đến từng đối tượng của xã, phường, thị trấn.

- Tra cứu: Cho phép tra cứu hồ sơ đối tượng,chi trả trợ cấp người có công giúp người sử dụng có thể dễ dàng tìm kiếm được các hộ gia đình trong đơn vị quản lý bằng cách chọn lọc ra các tiêu chuẩn muốn tìm kiếm.

- Báo cáo: Tổng hợp các danh sách, báo cáo liên quan tới đối tượng người có công tại cấp đơn vị sử dụng phân hệ và các cấp sử dụng phân hệ trực thuộc.

4. Phân hệ Quản lý Lao động & Việc làm

Sở Lao động TB&XH chủ trì quản lý cơ sở dữ liệu về cung cầu lao động tại địa phương; Quản lý thông tin doanh nghiệp đăng ký trên địa bàn; Quản lý thông tin thu thập cung cầu lao động từ các đơn vị cơ sở báo cáo; Hướng dẫn xây dựng, khai thác, sử dụng về thị trường cung cầu lao động; 

- Thu thập thông tin về cung lao động;  

- Thu thập thông tin về cầu lao động; 

- Thu thập thông tin về người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam; 

- Xây dựng cơ sở dữ liệu việc tìm người, người tìm việc; 

- Xây dựng cơ sở dữ liệu về người lao động; 

- Khai thác, sử dụng và quản lý cơ sở dữ liệu về người lao động; 

- Lưu trữ, tổng hợp thông tin lao động, việc làm; 

- Quản lý được cơ sở dữ liệu tập trung, thống nhất, an toàn dữ liệu về cung cầu lao động, có thể theo dõi và quản lý nhanh gọn, hiệu quả có tính chính xác cao; 

- Khả năng tìm kiếm các thông tin nhanh chóng và chính xác về cung cầu lao động, xử lý kịp thời các thông tin cung cầu lao động;  

- Xem được lịch sử các lần cập nhật về bảng cung cầu lao động; kết nối, tích hợp, chia sẻ dữ liệu về cung cầu lao động; dữ liệu về người tìm việc, việc tìm người tại địa phương với cơ sở dữ liệu quốc gia về lao động, việc làm. 

 

Phần mềm Quản Lý Nhà Nước Cho Ngành Lao Động Thương Binh và Xã Hội (QLNNLD) DTSoft quản lý chặt chẽ thông tin các đối tượng bảo trợ xã hội, người có công, hộ nghèo, hộ cận nghèo trên từng địa bàn. Theo dõi, kết xuất các báo cáo, sổ sách nhanh gọn, chính xác.

 

ĐẶC TÍNH KỸ THUẬT

- Chạy trên nền Web hỗ trợ đa trình duyệt, đa nền tảng. Không phụ thuộc vào khoảng cách, vị trí và có thể làm việc bất cứ nơi nào có kết nối Internet.

- Tương thích tốt với các hệ điều hành Windows, Mac OS.

- Có thể tương thích tốt với các thiết bị như PC, Tablet, Smartphone chạy hệ điều hành Windows.

- Tương thích với các trình duyệt thông dụng hiện nay: Internet Explorer, Firefox, Cốc Cốc, Chrome.

VẬN HÀNH VÀ SỬ DỤNG PHẦN MỀM

- Sử dụng dễ dàng, chuyển giao nhanh. Cập nhật dữ liệu đơn giản, truy tìm thông tin dễ dàng, chính xác và đầy đủ. Không đòi hỏi người sử dụng (NSD) phải có trình độ tin học cao. Giao diện bằng tiếng Việt.

- Quản lý chặt chẽ thông tin các đối tượng bảo trợ xã hội, người có công, hộ nghèo, hộ cận nghèo trên từng địa bàn. Theo dõi, kết xuất các báo cáo, sổ sách nhanh gọn, chính xác.

- Cơ sở dữ liệu (CSDL) tập trung nên có thể kết xuất các báo cáo ngay tức thì khi đơn vị chủ quản cần mà không cần đợi các đơn vị tổng hợp số liệu.

- Cung cấp dịch vụ hỗ trợ qua điện thoại, Internet, tận nơi đảm bảo hiệu quả. Bao gồm cả dịch vụ nâng cấp miễn phí trong thời gian bảo trì. Tùy theo nhu cầu quản lý của đơn vị, DTSoft có đội ngũ thiết kế và phát triển các bổ sung riêng.

 

VUI LÒNG LIÊN HỆ HOTLINE 0292 394 1789 ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN & BÁO GIÁ TRỌN GÓI