7 yếu tố quyết định bạn có phù hợp với công việc nào đó hay không

7 yếu tố quyết định bạn có phù hợp với công việc nào đó hay không được giới thiệu trong bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đưa ra quyết định chính xác nhất trong trường hợp có quá nhiều sự lựa chọn hoặc bạn đang muốn định hướng lại sự nghiệp của mình.

Nếu như trước đây, nhà tuyển dụng là người có toàn quyền quyết định đối với ứng viên thì ngày nay, mọi thứ đã thay đổi rất nhiều. Tùy thuộc vào từng ngành nghề và mục tiêu của ứng viên mà họ có thể lựa chọn giữa rất nhiều lời đề nghị làm việc khác nhau. Tuy nhiên, làm sao để biết mình có thực sự phù hợp với một công việc nào đó hay không? Website tuyển dụng, tìm việc làm https://goodcv.vn sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc trên.

Những yếu tố giúp xác định bạn có thực sự phù hợp với công việc nào đó hay không?

1. Chế độ phúc lợi

Đối với nhiều người, mức lương là điều kiện tiên quyết để xác định xem họ có thực sự phù hợp với một công việc nào đó hay không. Tuy nhiên, bạn không nên chỉ tập trung vào lương mà còn có rất nhiều điều kiện khác như bảo hiểm, du lịch, thưởng, phụ cấp,...

2. Cơ hội thăng tiến

Bạn cần phải xác định điều gì là thực sự phù hợp với mình ở thời điểm hiện tại và cả tương lai. Liệu công việc này có trang bị cho bạn các kiến thức và kỹ năng cần thiết để phát triển sự nghiệp, hoàn thành các mục tiêu dài hạn hay không? Công ty có chú trọng đến sự tiến bộ của từng cá nhân hay không? Bạn muốn được học hỏi, đào tạo thêm kỹ năng gì khi vào làm việc? Một số kỹ năng làm việc ứng viên cần có để đảm nhận tốt công việc dù ứng tuyển vị trí nào bạn có thể tham khảo Tại đây.

3. Cân bằng giữa công việc – cuộc sống

Không chỉ công việc, bạn còn phải lo cho cuộc sống. Bạn cần gì từ phía nhà tuyển dụng để có thể duy trì sự cân bằng giữa cuộc sống và công việc? Một ví dụ đơn giản là bạn sẽ phải dành bao nhiêu thời gian cho việc đi lại giữa nhà – công ty? Bạn có sẵn sàng ngồi trên xe buýt vài giờ đồng hồ mỗi ngày hay không? Đây chỉ là những điều nhỏ nhặt nhưng nếu không được xác định kỹ lưỡng ngay từ đầu, bạn sẽ gặp rất nhiều khó khăn khi đi làm chính thức.

4. Đồng nghiệp

Mối quan hệ với đồng nghiệp liên quan mật thiết đến sự hài lòng của nhân viên. Bạn sẽ phải dành 8 tiếng mỗi ngày ở công ty cùng với đồng nghiệp; vì vậy, đây cũng là một yếu tố cực kỳ quan trọng. Bạn có thể quan sát được điều này khi đến phỏng vấn hoặc là trong quá trình tìm hiểu văn hóa công ty.

5. Cấp trên

Khi không hòa thuận với cấp trên, bạn sẽ nghỉ việc không sớm thì muộn. Không hài lòng với phong cách quản lý của sếp cũng là một trong những nguyên nhân nghỉ việc phổ biến. Vì vậy, hãy cố gắng dự đoán tính cách của vị sếp tương lai trong quá trình phỏng vấn. Sẽ là một tín hiệu tốt nếu như họ tỏ ra đánh giá cao năng lực của bạn.

6.   Văn hóa công ty

Nhiều công ty xây dựng văn hóa công ty dựa trên những giá trị riêng biệt và điều này tác động mạnh mẽ đến môi trường, cách thức làm việc của bạn. Nếu thấy mình không phù hợp, bạn chắc chắn sẽ không thể cảm thấy thoải mái hay phát huy hết năng lực bản thân. Bạn có thể tìm hiểu về văn hóa công ty trên website chính thức, mạng xã hội,... hoặc tại Link Này để đưa ra quyết định đúng đắn cho sự nghiệp của mình.

7. Trải nghiệm trong quá trình phỏng vấn

Hầu hết ứng viên sẽ không để ý tới cách cư xử của nhà tuyển dụng trong quá trình phỏng vấn cho tới khi đã quá muộn. Nhà tuyển dụng có kế hoạch tuyển dụng chi tiết, khoa học hay không? Họ có thể hiện sự hứng thú hay thường xuyên bị phân tâm trong quá trình phỏng vấn? Những điều nhỏ nhặt như thế này cũng sẽ nói lên rất nhiều điều bạn sẽ phải trải qua khi trở thành nhân viên chính thức.

Nhiều ứng viên coi tuyển dụng là quá trình một chiều. Họ luôn cố gắng thuyết phục nhà tuyển dụng mà quên mất rằng mình cũng là người có quyền quyết định. Trong tuyển dụng, nhà tuyển dụng có trách nhiệm phải rõ ràng về các yêu cầu, kỳ vọng, phúc lợi,... dành cho ứng viên. Trong khi đó, ứng viên cũng cần phải thẳng thắn về những gì mình có thể làm được và mong muốn được nhận lại. Nếu như một trong hai bên không hoàn thành trách nhiệm của mình thì quy trình tuyển dụng khả năng cao là sẽ không thành công. 

 

Các bài khác:

 
 
Bài viết nổi bật